Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 66)

II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điệ nở

2.2.1.Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện

2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện

2.2.1.Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp

2.2.1.Các dự án BOT vào ngành công nghiệp điện

Tại Điều 21, Luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005 quy định: “Nhà đầu tư nước ngồi xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng có thể ký kết với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO) và Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT)”. Hợp đồng Xây dựng –

Kinh doanh – Chuyển giao (tiếng Anh viết tắt là BOT) theo quan điểm của Nhà nước Việt Nam là “Văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt

Nam với nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn này nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho Nhà nước Việt Nam”32. Hiện tại, các dự án BOT ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện trong ba lĩnh vực: điện, nước và giao thơng vận tải. Trong đó, các dự án này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trong ngành điện. Các dự án BOT trong ngành điện đang tiến triển một cách tốt đẹp và đã đưa vào khai thác kinh doanh trong những năm gần đây.

Tính đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy phép đầu tư cho 9 dự án BOT nước ngoài với tổng vốn đạt hơn 1.746 triệu USD, trong đó có 3 dự án sản xuất điện: Warsila công suất 120 MW, Phú Mỹ 3 công suất 716,8 MW và Phú Mỹ 2.2 cơng suất 715 MW. Khóa luận sẽ tìm hiểu cả những thành công và thất bại của 3 dự án này.

32

2.2.1.1. Dự án nhà máy nhiệt điện WARTSILA

Wartsila là tập đoàn lớn tập trung vào 3 lĩnh vực là năng lượng cho tàu thủy (Ship Power) về nhà máy điện (Power Plant) và các dịch vụ liên quan tới năng lượng. Ra đời từ năm 1834, cho tới nay Wartsila có mạng lưới hoạt động toàn cầu với 130 cơ sở trên 70 nước, th 13.000 cơng nhân. Trụ sở chính tại Helsinki (Phần Lan).

Nhà máy điện Wartsila là nhà máy nhiệt điện chạy bằng diezel, cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km. Dự án Nhà máy điện Wartsila là dự án BOT đầu tiên của ngành điện đã được cấp Giấy phép đầu tư số 1990/GP với mục tiêu xây dựng quản lý và vận hành nhà máy nhiệt điện cơng suất 120 MW theo hình thức BOT tại xã Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 110 triệu USD, vốn pháp định là 33,5 triệu USD. Thời gian hoạt động của cơng ty BOT kéo dài 20 năm. Theo tiến trình dự tính, cơng ty sẽ phải đưa vào vận hành 4 tổ máy tháng 4/1998 và hoàn thiện toàn bộ 8 tổ máy trong năm 1999. Chủ đầu tư của dự án là Công ty WARTSILA VIETNAM POWER INVESTMENT LTD. (Phần Lan) được đăng ký tại Grand Cayman Islands.

Sau khi dự án được cấp Giấy phép, Wartsila triển khai các cơng việc giải phóng mặt bằng, san nền cơng trường và đóng cọc móng nhà máy chính, cầu cảng theo thiết kế được duyệt (do Tổng Công ty lắp máy Việt Nam Lilama thực hiện), đồng thời thu xếp tài chính với Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC). Tháng 6/1998, IFC đã đồng ý cho Wartsila vay tiền cho dự án (khoảng 70% của tổng vốn đầu tư 110 triệu USD toàn dự án) kèm theo các điều kiện bổ sung và sửa đổi Hợp đồng BOT.

Do dự án này được ký kết vào giai đoạn những năm 1990, thời điểm Việt Nam thiếu điện trầm trọng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chấp nhận ký kết hợp đồng mua điện với giá cao cho một nhà máy có cơng suất khơng lớn là 7,38 xu Mỹ/Kwh để dự án sớm đi vào hoạt động nhằm cung cấp điện cho khu vực TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận. Giá điện EVN cung cấp cho dân là 810 đồng/Kwh (tương đương 0,052 xu Mỹ). Tuy nhiên, do dự án không hoạt động đúng theo tiến độ và nhất là vào mùa khô năm 1999 như yêu cầu đề ra nên giá cả phải đàm phán lại. Tuy nhiên, cả phía EVN và Wartsila đều khơng thống nhất được giá.

Thêm vào đó, vào tháng 4 năm 2005, do không thu xếp được vốn triển khai tiếp tục dự án nên dự án Nhà máy điện Wartsila được đánh giá là không khả thi và Bộ Công nghiệp đã trình Chính phủ dừng dự án này. Mặc dù vẫn muốn triển khai dự án do khơng muốn lãng phí số vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và có tính tới hình thức chuyển đổi nhà máy dùng nguyên liệu gas thay than đã nhưng cho tới nay dự án vẫn chưa có tiến triển thêm. Điều này cho thấy rằng, giá của hợp đồng bao tiêu sản phẩm và nguồn vốn để triển khai dự án ngành điện là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với dự án BOT. Giá của hợp đồng bao tiêu sản phẩm hình thành nguồn thu và là căn cứ để cho dự án có thể huy động được vốn để khai thác.

2.2.1.2. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 3

Công ty BOT hình thành theo Giấy phép đầu tư số 2204/GP ngày 22/5/2001 nhằm xây dựng quản lý và vận hành nhà máy điện có cơng suất 716,8 MW theo hình thức BOT tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 3 đã tạo ra hàng nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân trong vùng và đặc biệt sản lượng điện của nhà máy điện BOT này chiếm gần 10% tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy điện ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là dự án BOT với 100% vốn nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam. Dự án sẽ được khai thác trong vòng 20 năm.

Nhà máy điện Phú Mỹ 3 sử dụng cơng nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp của Siemens, tuabin loại Advanced V94.3A với công nghệ thiết kế F giảm nồng độ độc hại trong khói33

góp phần giảm thiểu ơ nhiễm môi trường thông qua việc sử dụng nhiên liệu khí thay cho các nhiên liệu truyền thống. Đây là một dự án có quy mơ lớn do 3 công ty đầu tư: Công ty BP HOLDINGS BV (chi nhánh của Tập đồn BP Anh Quốc), Cơng ty SEMBCORP UTILITIES PTE. LTD. (Singapore), tổ hợp nhà thầu KYUSHU ELECTRIC POWER Co., Inc và NISSHO IWAI (Nhật Bản), với nguồn vốn đầu tư là 412,85 triệu USD, số vốn mỗi bên là 33,33%. Theo quy định của Hợp đồng BOT, vốn pháp định của công ty sẽ phải chiếm 30% vốn đầu tư, tuy nhiên

33

Báo cáo Tổng kết cơng trình quan trọng quốc gia Khí – Điện – Đạm tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2007, tr.14.

theo yêu cầu của các nhà đầu tư số vốn pháp định đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh xuống 25% (103 triệu USD).

Tiến độ dự án điện Phú Mỹ 3 đã bị chậm khoảng 4 năm do phải chờ đợi cấp khí, q trình chuẩn bị dự án và đàm phán với Nhà đầu tư nước ngoài kéo dài34. Dự án điện Phú Mỹ 3 đã chính thức vận hành thương mại vào ngày 1/3/2004 sau một thời gian vận hành thử và thảo luận với Bộ Công nghiệp và các Bộ ngành liên quan sửa đổi, bổ sung Hợp đồng BOT và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn. Trong năm 2004, theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cơng ty lúc đó đang gặp khó khăn trong việc nợ nần của nhà thầu Mc Connel Dowell và được Văn phịng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, đề xuất hướng xử lý. Việc đưa vào hoạt động thương mại thành công, Nhà máy Điện Phú Mỹ 3 đã giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ khí của dự án Nam Cơn Sơn và hồn thiện chuỗi giá trị khí – bao gồm khai thác, vận chuyển và tiêu thụ khí mà Cơng ty BP đã thực hiện tại Việt Nam.

Trong quá trình vận hành Nhà máy điện Phú Mỹ 3 tính đến nay đã xảy ra một số trục trặc như: Công suất 720 MW đã xảy ra 4 lần sự cố, mỗi lần mất khoảng một nửa công suất trong hơn một tháng từ đầu tháng 5/2005; Sự cố tổ máy GT 32 (công suất 360 MW), kéo dài từ 22/3/2007 và ngừng hoạt động để sửa chữa tổ máy GT 31 cùng công suất của Nhà máy Phú Mỹ 3 đã làm giảm sản lượng cung cấp cho hệ thống khoảng 160 triệu Kwh; Sự cố cháy máy biến áp xảy ra ngày 11/7/2007 đã làm sụt giảm một nửa sản lượng nhà máy điện Phú Mỹ 3 (công suất 360 MW) và sự cố này đã được Phú Mỹ 3 thuê máy khác đưa về dùng tạm từ tháng 1/2008, đến tháng 5/2008 máy 500 KV chính mới được sửa xong và đưa về để vận hành;… Không chỉ riêng Nhà máy điện Phú Mỹ 3 gặp sự cố mà có rất nhiều nhà máy điện khác (như: Phú Mỹ 2.2, Na Dương, Formosa, Hiệp Phước,…) cũng liên tiếp gặp sự cố gây nên tình trạng thiếu điện cho nền kinh tế. Trong thời gian tới, nhằm duy trì cơng suất tối đa, tăng sản lượng điện quốc gia, đơn vị sẽ đầu tư thêm khoảng 10 triệu USD cho dự án nâng cấp và mở rộng nhà máy điện tại khu công nghiệp Phú

34

Báo cáo về cơng trình quan trọng quốc gia Khí – Điện – Đạm Bà Rịa – Vũng Tàu: Bản tóm tắt,

Mỹ 1 (Vũng Tàu) vào tháng 9/2009. Sau khi thực hiện dự án với công nghệ của Siemens, công suất của nhà máy điện này dự kiến sẽ tăng khoảng 3% – 4%.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, một trong những yếu tố để thực hiện thành công một dự án điện BOT là vốn đầu tư. Dự án nhiệt điện Phú Mỹ 3 đã thành công trong việc thu xếp vốn triển khai dự án và vì thế đã chính thức vận hành thương mại vào năm 2004.

2.2.1.3. Dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2

Dự án điện Phú Mỹ 2.2 được cấp Giấy phép đầu tư số 2226/GP ngày 18/9/2001 sẽ được công ty Năng lượng Mê Kông (MEKO) xây dựng quản lý và vận hành theo hình thức BOT, nhà máy điện xây mới có cơng suất 715 MW tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là dự án điện độc lập IPP thực hiện theo hình thức BOT nằm trong chương trình phát triển các nhà máy điện chạy bằng gas tại khu vực phía Nam, là dự án nhà máy điện đầu tiên được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân sau khi Việt Nam tiến hành mời thầu với hồ sơ do Ngân hàng Thế giới xây dựng. Đây là dự án có quy mơ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay (vốn đầu tư: 480 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 140 triệu USD) do tập đoàn Điện lực EDF International của Pháp góp 56,25%, hai cơng ty Nhật là Sumitomo Corporation góp 28,125% và TEPCO góp 15,625%. Dự án này sẽ được khai thác trong vòng 20 năm.

Dự án được khởi cơng xây dựng từ 1/12/2002 và đã chính thức hịa lưới điện quốc gia từ 4/2/2005. Q trình chuẩn bị dự án và đàm phán hợp đồng mua bán điện với EVN phải mất đến 6 năm. Xếp theo thứ tự thời gian, đây là dự án BOT thứ 3 được đi vào vận hành thành công. Từ khi vận hành đến nay, nhà máy đã cung cấp khoảng 3 tỷ Kwh cho hệ thống điện.

Dự án Phú Mỹ 2.2 được đánh giá là một dự án thành công của Việt Nam trong lĩnh vực điện sau khi Wartsila bị rút Giấy phép. Được hoàn tất các thủ tục cần thiết vào ngày 20/12/2002, dự án này là dự án cơ sở hạ tầng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam trong đó các nhà đầu tư được lựa chọn thơng qua quá trình đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Một công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập tại Việt Nam bởi một tập đoàn tư nhân gồm EDF International (EDFI), Sumitomo Corporation and TEPCO

International (TEPCI). EDF là một trong những tập đoàn điện lực lớn trên thế giới có cơng suất lắp đặt lên tới trên 100GW. TEPCO là tập đoàn điện lực tư nhân lớn trên thế giới và là một trong những công ty lớn nhất đăng ký tại thị trường chứng khốn Tokyo. Cơng ty Sumitomo – một thành viên của Nhóm tập đồn Sumitomo là một trong những hãng thương mại hàng đầu ở Nhật Bản. Dự án điện Phú Mỹ 2.2 này đã góp phần giúp cho Việt Nam thu hút được các nguồn vốn tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.

Tổng vốn đầu tư cho dự án Phú Mỹ 2.2 vào khoảng 480 triệu USD. Dự án được tài trợ thơng qua việc kết hợp vốn tự có và vốn vay, bao gồm vốn tự có 140 triệu USD và khoản vay 340 triệu USD. Cơ cấu khoản vay 340 triệu USD gồm khoản vay 75 triệu USD do Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) bảo lãnh; khoản vay trực tiếp 50 triệu USD của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); khoản vay 25 triệu USD bảo hiểm rủi ro chính trị do ADB với tư cách là nhà bảo lãnh; khoản vay trực tiếp 150 triệu USD của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và khoản vay trực tiếp 40 triệu USD của Propaco. Các công ty đầu tư dự án ủy nhiệm cho tập đoàn gồm ba Ngân hàng quốc tế (Ngân hàng đầu tư ANZ, Societe Generale và Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui) bảo lãnh và thu xếp khoản vay được IDA bảo lãnh và các khoản vay khác. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ dự án quan trọng này thông qua hai phương thức: i) cho vay tài chính và ii) bảo lãnh rủi ro chính trị. Ngân hàng thế giới sẽ chi trả những khoản vay khơng có khả năng thanh tốn, cả phần gốc và phần lãi trong phần vay được IDA bảo lãnh. Thông qua việc bảo lãnh các nghĩa vụ hợp đồng của Chính phủ và các đơn vị trong dự án, bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội có thể giảm nhẹ các rủi ro về chính trị và chủ quyền cho các bên cho vay thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho việc huy động các nguồn vốn vay dài hạn cần thiết để thực hiện dự án và đưa ra một biểu giá cạnh tranh. Bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội đặc biệt thích hợp để giúp các Chính phủ chuyển từ đầu tư vốn công cộng sang nguồn vốn tư nhân thông qua việc giảm

35 Bộ trưởng Bộ Cơng nghiệp Hồng Trung Hải đánh giá: “Dự án Phú Mỹ 2.2 sẽ giúp Việt Nam huy động

được các nguồn vốn tư nhân để phát triển hạ tầng cơ sở bổ sung nguồn vốn tài chính cơng cộng hạn hẹp và phù hợp với chiến lược của Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân”, Hoàn

tất văn bản tài chính dự án điện tư nhân đầu tiên ở Việt Nam, theo Liên đoàn Lao động TP.HCM,

rủi ro chính trị và chia sẻ rủi ro một cách hiệu quả với các nhà tài trợ dự án và các bên cho vay. Bằng cách xúc tiến tài chính thương mại, bảo lãnh rủi ro một phần của Hiệp hội sẽ giảm đầu tư bằng nguồn vốn của Chính phủ vào các dự án hạ tầng cơ sở thiết yếu như dự án này và dành các nguồn vốn đó để đầu tư vào các dự án xã hội khác.

Trong quá trình hoạt động vận hành, cũng giống như Nhà máy điện Phú Mỹ 3, Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 cũng gặp nhiều sự cố như: Năm 2005, Phú Mỹ 2.2 (720 MW) đã 10 lần xảy ra sự cố chỉ trong hơn một tháng và mỗi lần mất từ một nửa cơng suất đến tồn bộ cơng suất đặt của nhà máy; Từ ngày 31/3/2007, Nhà máy Phú Mỹ 2.2 phải lần lượt dừng từng tổ máy với công suất 360 MW để kiểm tra; Vào hồi 4h40‟ sáng 13/8/2007, tổ máy số 2 Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 công suất 360 MW phải ngừng hoạt động do máy biến áp gặp sự cố tăng áp. Vào thời điểm đó, cơng suất khả dụng của tồn hệ thống chỉ có từ 10.200 – 10.500 MW nên với sự cố

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 66)