Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp điệ nở Việt Nam từ nay

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 93)

2020

1. Một số định hƣớng của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp điện đến năm 2020

Ngay từ sau năm 1986, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đề cao vai trị to lớn của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nói chung và ngành điện nói riêng như là một cơ sở thiết yếu thúc đẩy phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa. Để thực hiện thành cơng mục tiêu đề ra trong thời gian tới, Chính phủ đã đưa ra những định hướng phát triển ngành công nghiệp điện định hướng đến 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

- Phát triển ngành điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân với phấn đấu đến năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ Kwh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hóa nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo với mục tiêu đẩy nhanh chương trình đưa điện về nông thôn, miền núi, phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân nơng thơn có điện.

- Bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Hiện tại, ngành điện đang hướng tới một thị trường điện cạnh tranh, trong đó EVN đóng vai trị trung gian truyền tải điện và các nhà sản xuất điện cạnh tranh về giá để cung cấp điện cho thị trường. Chính phủ coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu phát, truyền tải đến khâu sử dụng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đề cao việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn và tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành điện.

- Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp của đất nước như nguồn thủy năng (kết hợp với thủy lợi), khí, dầu, than cho sản xuất điện để phát triển cân đối nguồn điện, áp dụng thiết bị sử dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và kiểm sốt, giảm nhẹ ơ nhiễm mơi trường trong các hoạt động điện lực.

- Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện để xây dựng nhà máy điện nguyên tử (sau năm 2015) đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sử dụng, nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

- Thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm nhiều cơng ty có tư cách pháp nhân theo mơ hình „Liên kết tài chính – Cơng nghiệp – Thương mại – Dịch vụ – Tư vấn‟.

- Từng bước hình thành thị trường điện lực cạnh tranh trong nước, đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Nhà nước chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện lớn, các nhà máy điện ngun tử. Chính phủ đã thơng qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành danh mục các dự án quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và các hình thức khuyến khích đầu tư liên quan đến dự án ngành điện (Phụ lục). Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến danh mục này như tính cấp thiết và đối tượng kêu gọi vốn đầu tư (chẳng hạn chỉ giới hạn cho đầu tư nước ngoài) nhưng danh mục này đã cho thấy quan điểm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

2. Chiến lƣợc phát triển của ngành công nghiệp điện

Ngành điện Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện theo hướng hiện đại: phát triển thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, điện nguyên tử,… kết hợp trao đổi, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những cơng trình phát điện có cơng suất từ 100 MW trở lên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác đầu tư các cơng trình có cơng suất nhỏ hơn. Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại hệ thống truyền tải, phân phối nhằm nâng cao độ tin cậy, an toàn cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng.

Về chiến lược tài chính và huy động vốn: cần có các cơ chế tài chính thích hợp để Tập đồn Điện lực Việt Nam đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện. Tiếp tục triển khai một số cơng trình đầu tư theo hình thức BOT, liên doanh để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, đồng thời tăng khả năng trả nợ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đồng thời, xây dựng các biện pháp huy động vốn trong xã hội dân để đầu tư phát triển điện. Ngành điện cần tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng.

Về chiến lược phát triển thị trường điện: ngành điện sẽ từng bước hình thành thị trường điện trong nước, trong đó Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải và chi phối trong khâu sản xuất và phân phối điện. Trước mắt, hình thành thị trường mua bán điện trong nội bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng đầy đủ các khuôn khổ pháp lý, các điều kiện để sớm hình thành thị trường điện độc lập.

Về chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi: ngành điện sẽ nỗ lực đẩy mạnh điện khí hố nơng thơn nhằm góp phần đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thôn; Sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này; Khuyến khích đa dạng hố trong đầu tư và quản lý lưới điện nông thôn; Tăng cường kiểm sốt giá điện nơng thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 91 - 93)