Các dự án khác vào ngành điện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)

II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điệ nở

2.2.2.Các dự án khác vào ngành điện

2. Tình hình thu hút và sử dụng FDI trong ngành công nghiệp điện

2.2.2.Các dự án khác vào ngành điện

2.2. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp

2.2.2.Các dự án khác vào ngành điện

Về mặt lý thuyết, ngồi hình thức BOT thì cịn các loại hình thức đầu tư khác như: Liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, các biến thể của hình thức đầu tư BOT (BTO, BT, BOOT, BOO),… Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay ở Việt Nam, ngồi 2 dự án điện BOT thì các tất cả 5 dự án điện cịn lại có vốn FDI đều được đầu tư dưới hình thức BOO. Mặc dù các dự án BOO ngành điện đã xuất hiện trong một thời gian nhất định nhưng cho đến nay Việt Nam chưa có một Nghị định nào của Chính phủ về phương thức BOO bởi hình thức này chưa phổ biến trong đầu tư nói chung ở Việt Nam. Mặc dù vậy, các dự án BOO thực tế được thực hiện ở Việt Nam vẫn tuân theo những quy định chung, đó là Văn bản được ký kết giữa cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam với nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngồi sẽ tự sở hữu cơng trình đó, vận hành để kinh doanh mà khơng có thời hạn.

Khóa luận sẽ đề cập đến 2 dự án BOO điển hình ở Việt Nam là: dự án điện Hiệp Phước với công suất 375 MW và dự án điện Amata với cơng suất 100 MW để có thể thấy được thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư dưới hình thức này.

2.2.2.1. Dự án nhà máy điện Hiệp Phƣớc

Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước là cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi (Đài Loan) về lĩnh vực phát điện và truyền tải, phân phối điện đặt tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Dự án nhà máy điện Hiệp Phước được đầu tư dưới hình thức BOO. Nhà máy điện này đã hoạt động vận hành phát điện thương mại từ năm 1998. Nhà máy này hiện nay gồm 3 tổ máy nhiệt điện dầu có cơng suất 375 MW, cung cấp điện cho KCX Tân Thuận, KCN Hiệp Phước, khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và hòa vào lưới điện quốc gia mỗi năm trên 1 tỷ Kwh. Cho tới nay, trung bình mỗi năm phát khoảng 2 tỷ Kwh điện. Quá trình hoạt động của nhà máy Hiệp Phước về cơ bản là hiệu quả. Nói về nhà máy điện Hiệp Phước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “Đây là dự án đầu tư có mn vàn khó

khăn nhưng cũng là một dự án thành công và những hiệu quả đạt được đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngành điện Việt Nam”36. Tuy nhiên, cũng khơng thể khơng kể đến các khó khăn mà nhà máy điện Hiệp Phước đã và đang gặp phải và những mặt trái mà sự phát triển dự án này gây ra cho xã hội.

Nhà máy điện Hiệp Phước đã phải đối mặt với vấn đề xung đột lợi ích với Tập đồn Điện lực EVN. Trong thời gian đầu hoạt động, do nhà máy điện Hiệp Phước chưa đảm bảo được tiến độ thi cơng cơng trình nên đã xảy ra tình trạng thiếu điện cho các doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi phát điện theo hợp đồng của Hiệp Phước. Chính vì thế mà EVN đã tham gia phát điện vào phạm vi này để cung cấp cho các doanh nghiệp đó. Và thực tế đã xảy ra xung đột lợi ích giữa chủ đầu tư nhà máy điện Hiệp Phước với Tập đoàn EVN khi Hiệp Phước đã đủ công suất cung

36

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các dự án đầu tư tại TP.HCM của tập đoàn CT&D, Nguyễn Thu Tuyết, http://www.sggp.org.vn/batdongsan/2006/12/76923/

cấp cho các doanh nghiệp thuộc phạm vi cung cấp điện của mình rồi nhưng EVN vẫn không chịu ngừng cung cấp điện ở khu vực này. Cuộc tranh cãi giải quyết vấn đề này đã diễn ra trong một thời gian dài sau đó.

Cơ chế độc quyền của EVN đã gây cản trở đáng kể đến hoạt động của nhà máy điện Hiệp Phước. Vào năm 2007, nhà máy điện Hiệp Phước do thừa công suất nên đã đàm phán với EVN để phát lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, sau một thời gian dài đàm phán, EVN mặc dù thiếu điện nhưng vẫn khơng có thiện chí mua điện của Hiệp Phước, trong khi EVN đang phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc với giá không hề rẻ37

.

Việc không ổn định giá nguyên liệu đầu vào đã gây ảnh hưởng đến giá bán điện của Hiệp Phước. Theo hợp đồng được ký giữa Hiệp Phước và EVN thì giá điện mà nhà máy này sẽ bán cho EVN là theo giá dầu. Chính điều này đã gây nhiều tranh cãi bởi giá dầu thế giới biến động khơng lường trước được. Điển hình trong năm 2007, do giá dầu nhiên liệu dùng cho phát điện của nhà máy Hiệp Phước tăng, đạt khoảng 700 USD/tấn nên giá thành sản xuất khoảng 2.856 đồng/Kwh điện. Vì thế, nhà máy điện này đã tăng giá điện lên 25% (tăng hơn 200 đồng/Kwh giờ bình thường) so với mức giá trước đó là 815 đồng/Kwh (chưa tính thuế giá trị gia tăng) – mức giá mà Hiệp Phước đang phải chịu lỗ. Thời gian áp dụng kể từ ngày 1/9/2008. Ngoài ra, nhà máy Hiệp Phước cũng áp dụng chế độ giá điện theo thời gian (điện ba giá) vào giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm.

Tình trạng ơ nhiễm môi trường mà nhà máy điện Hiệp Phước gây ra trong quá trình hoạt động vận hành cho thấy hiệu quả hoạt động thực tế chưa tốt38

.

Qua việc nghiên cứu dự án nhà máy điện Hiệp Phước, ta thấy rằng việc đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng mua bán điện giữa nhà đầu tư với Tập đoàn EVN một cách đầy đủ, rõ ràng và minh bạch trước khi tiến hành xây dựng công

37

EVN: Thiếu điện nhưng không “thèm” mua?, Công Thắng, http://vietbao.vn/Kinh-te/EVN-Thieu-dien- nhung-khong-them-mua/65114583/87/

38

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đến kiểm tra việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường tại đây. Theo kết quả kiểm tra, nhà máy đã dùng dầu FO làm nhiên liệu sử dụng cho lò hơi và dùng chất phụ gia nhằm tăng hiệu quả đốt, chống ăn mòn thiết bị,… Kết quả quan trắc và phân tích mơi trường nhà máy Hiệp Phước cho thấy nồng độ SO2 trong khí thải (tại ống khói) đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 đến 6 lần theo TCVN 5939:1995, loại B,

trình nhà máy điện là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tránh được những xung đột lợi ích với EVN. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng phải cân nhắc việc lựa chọn nguồn nhiên liệu đầu vào cho nhà máy điện để tránh phải đối mặt với những biến động giá cả đầu vào và gây ô nhiễm môi trường mà nhà máy điện Hiệp Phước gặp phải.

2.2.2.2. Dự án nhà máy nhiệt điện Amata

Dự án nhà máy điện Amata có cơng suất 100 MW, là dự án điện độc lập, được đầu tư dưới hình thức BOO. Chủ đầu tư của dự án là Công ty AMATA POWER LTD. (Thái Lan). Dự án được xây dựng tại khu chế xuất Amata – Thủ Đức và sử dụng khí thiên nhiên từ bể Nam Cơn Sơn thơng qua đường ống dẫn khí Phú Mỹ – Thành phố Hồ Chí Minh. Kinh phí di dân, giải tỏa đền bù đoạn Nhơn Trạch – Thành phố Hồ Chí Minh quá lớn, thêm vào đó dự án ống dẫn khí Phú Mỹ – TP.HCM khơng thực hiện đúng tiến độ, vì vậy chủ đầu tư khơng thực hiện thủ tục xin đầu tư. Dự án nhà máy điện Amata thuộc các dự án kinh tế thuần túy nên vấn đề hiệu quả cũng được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng. Chính vì vậy, khi những tính tốn về hiệu quả kinh tế khơng được như mong muốn, chủ đầu tư của dự án này đã không tiếp tục triển khai nữa. Điều này cho thấy rằng, việc nghiên cứu kỹ các kinh phí di dân, giải tỏa đền bù trước khi tiến hành một dự án nguồn điện nào đó là rất quan trọng bởi điều này sẽ đảm bảo tính khả thi cho dự án đó.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 69)