Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

II. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI vào ngành công nghiệp điệ nở

1. Sơ lược về tình hình thu hút và sử dụng FDI vào Việt Nam trong 20 năm

1.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư

nước ngoài trong giai đoạn 1988 – 2008

1.2.1. Vốn giải ngân đầu tƣ nƣớc ngoài

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2007, trong số 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 83 tỷ đơ la Mỹ, đã có khoảng 50% dự án triển khai góp vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD (bao gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn), chiếm 52,3% tổng vốn đăng ký, trong đó, vốn của bên nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 37,9 tỷ USD, chiếm 89,5% tổng vốn thực hiện, các dự án ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội đất nước qua từng thời kỳ theo mục tiêu kế hoạch đề ra. Trong năm 2008, đã có tổng số 1.213 dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007, trong đó, giải ngân vốn trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991 – 1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký

mới (bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD – chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996 – 2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001 – 2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ban hành ngày 28/8/2001, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Vốn thực hiện năm 2008 tăng trên 40% so với năm 2007. Việc giải ngân vốn FDI trong năm 2009 được dự đốn sẽ tăng cao vì trong các dự án cấp mới trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 có nhiều dự án quy mơ vốn đăng ký lớn26

.

1.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tƣ nƣớc ngoài

Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong q trình phát triển kinh tế – xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trị trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996 – 2000. Trong thời kỳ 2001 – 2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra

26

20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục đầu tư nước ngoài,

tại Nghị quyết 09 (15%). Trong ba năm 2006, 2007 và 2008, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP.

Đồng thời, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, tính từ 1988 đến cuối 2008 có trên 1,26 triệu lao động trực tiếp, chưa kể số lao động gián tiếp khác làm việc trong khu vực dịch vụ mà theo kết quả điều tra của Ngân hàng Thế giới, cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho khoảng từ 2 – 3 lao động gián tiếp khác. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ĐTNN cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 5 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, do lượng dự án vào nhiều và triển khai nhanh nên số lượng lao động trong khu vực ĐTNN tính đến cuối 3 năm này đã tăng trung bình 10% so với cuối năm 2005.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)