Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

I. Tổng quan về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

4.2.Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI

4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

4.2.Tác động đối với nước tiếp nhận vốn FDI

4.2.1. Tác động đối với những nƣớc công nghiệp phát triển

Theo đánh giá của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), trong thời gian tới, các nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài vừa là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là những nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đồn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trị chủ chốt. Theo Báo cáo của Hãng thông tấn Reuters về những quốc gia dẫn đầu thế giới về khả năng thu hút FDI năm 2008, Mỹ vẫn là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất, tiếp đến là Anh, Pháp, Canada, Hà Lan và các nước phát triển khác.

Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật

nguồn thu của Chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát,…

4.2.2. Tác động đối với những nƣớc đang phát triển

Trong q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, những dòng vốn đầu tư quốc tế đã đóng vai trị hết sức quan trọng. Trên thế giới hiện nay khơng chỉ có các quốc gia có nền kinh tế phát triển thu hút được vốn FDI mà ngay cả những nước đang phát triển cũng cuốn vào quá trình hợp tác đầu tư quốc tế mặc dù so với các nước phát triển thì những nước này vẫn cịn hạn chế nhiều mặt cả về khả năng tiếp nhận vốn lẫn cơ chế trì trệ, chậm đổi mới. Thậm chí trong năm 2008, luồng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển đạt gần 600 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay bởi các nước này ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với kinh tế xã hội14

.

- Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và các cơng ty đa quốc gia đóng một vai trị quan trọng trong việc cấp vốn cho những quốc gia này15

. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng

vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao.

- Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc

gia. Bên cạnh tác động thúc đẩy tăng trưởng GDP, với sự hoạt động có hiệu quả của

mình, các doanh nghiệp FDI sẽ có đóng góp khơng nhỏ vào nguồn thu ngân sách vốn vẫn thường ở trong tình trạng bội chi của các nước đang phát triển. Bởi vì khi đón nhận được một nhà đầu tư nước ngồi vào trong nước, Chính phủ đã có thể tính đến nhiều khoản thu khác nhau từ các doanh nghiệp này, như: tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển; các khoản phí và lệ phí đối với hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của các doanh nhân nước ngoài; các khoản thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thậm chí có quốc gia cịn đánh thuế hoạt động chuyển nhượng vốn và quyền lợi nhuận về nước.

14

World Investment Report 2008, UNCTAD, tr.3.

15

Does Foreign Direct Investment promote development?, Theodore H. Moran, Edward Montgomery Graham, Magnus Blomstrom, 2005, tr.175.

- Đầu tư nước ngồi góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều

việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất

lượng nguồn lao động do đó sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chun mơn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư nước ngồi cũng đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại. Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI không chỉ đơn thuần tạo ra việc làm trực tiếp cho người lao động mà nó cịn gián tiếp tạo ra nhiều việc làm cho các lao động trong các ngành nghề có liên quan như cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm,… Thông thường, tỷ lệ lao động trực tiếp và lao động gián tiếp có liên quan đến khu vực FDI là 1/3 và 1/4. Như vậy, lượng lao động thực tế kiếm được việc làm từ nguồn vốn FDI là rất lớn, góp một phần quan trọng vào vấn đề giải quyết nạn thất nghiệp, một trong những cản trở thường thấy ở các nước đang phát triển trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế.

- Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới hoạt động xuất khẩu của các nước chủ nhà. Đối với các quốc gia đang phát triển, khi bước vào

cơng cuộc hiện đại hóa nền kinh tế, họ thường ở vị thế là các nước thiếu thốn về cơng nghệ, máy móc, thiết bị, thậm chí thiếu cả hàng hóa tiêu dùng. Khi đó, các quốc gia thường thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu và sau đó là định hướng xuất khẩu bằng cách tận dụng các ưu thế của mình về tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ, chi phí sản xuất thấp. Mong muốn có được một nền sản xuất hướng về xuất khẩu của các nước này lại phù hợp với mục tiêu “tìm kiếm hiệu quả” của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là với các cơng ty, tập đồn đa quốc gia (TNCs), những người đang giữ vị trí chi phối trong hoạt động đầu tư quốc tế. Các cơng ty này có hệ thống chi nhánh trên phạm vi tồn cầu, họ đã có sẵn các kênh bao tiêu sản phẩm, có kinh nghiệm và chun mơn trong lĩnh vực phát triển sản phẩm và tiếp thị quốc tế, đồng thời họ có lợi thế về việc tận dụng những khác biệt giữa các quốc gia về chi phí sản xuất. Hơn thế nữa, từ việc tham gia vào các liên doanh xuất khẩu, chứng kiến các chiến lược xuất khẩu của các TNCs, các quốc gia này đã

học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về cách thức thâm nhập vào thị trường thế giới, có được hiểu biết sâu rộng hơn về các thị trường xuất khẩu để từ đó có thể tự mở rộng các mối quan hệ ngoại thương của mình.

- Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lý,

nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp thu được cơng nghệ sản xuất hiện đại.

Một điều dễ dàng nhận thấy là khi có một nhà đầu tư nước ngồi mang vốn vào một nước đang phát triển thì đó thường là nhà đầu tư đến từ quốc gia có trình độ phát triển cao hơn, họ đem đến đây lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại. Cùng lúc đó, các nước đang phát triển khi thu hút FDI vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế cũng chủ động định hướng nguồn vốn này vào các ngành nghề, lĩnh vực cần phát triển, địi hỏi trình độ sản xuất cao mà khả năng trong nước chưa thực hiện được như điện tử, viễn thông hay các ngành công nghiệp chế tạo hoặc các lĩnh vực thiết yếu cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa như xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng liên lạc, hệ thống tài chính ngân hàng,… nhưng lại đòi hỏi nhiều vốn. Với sự phối hợp trong chiến lược của hai phía đối tác đã hướng các nguồn FDI vào các ngành kinh tế chủ lực cũng như các ngành kinh tế mới có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế như cơng nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, cơng nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử,… Đó là các ngành điển hình của một nền kinh tế cơng nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)