Ngành công nghiệp điện

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 34)

II. Tổng quan về ngành công nghiệp điện

3.Ngành công nghiệp điện

Hiện nay, hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới rất phong phú và đa dạng, bao gồm: công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp dệt may – da giày, công nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, công nghiệp khai thác và chế biến khống sản, cơng nghiệp phần mềm tin học,… Trong đó, ngành cơng nghiệp điện là một bộ phận khơng thể thiếu và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

Công nghiệp điện là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất điện năng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật. Công nghiệp điện bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện kể cả xuất nhập khẩu điện năng. Như vậy, ngành công nghiệp điện mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt sau:

- Dịch vụ ngành điện thay đổi nhanh chóng và tính “nhạy cảm” cao. Đối với

ngành sản xuất khác phải mất ít nhất 3 tháng để người tiêu dùng đánh giá và phản hồi thông tin đến nhà sản xuất nhưng với sản phẩm điện năng, từ lúc sản xuất đến truyền tải, cung cấp cho khách hàng cho đến lúc nhận được ý kiến phản hồi trong thời gian ngắn. Ví dụ, khi xảy ra một sự cố mất điện hay trục trặc kỹ thuật thì sẽ được phản hồi ngay lập tức đến giám đốc đơn vị sau ít phút. Sự “nhạy cảm” này địi hỏi phải có một quy trình dịch vụ tốt nhất để có thể ứng phó trong mọi tình huống xảy ra.

- Mức đầu tư ban đầu cho một nhà máy điện là rất lớn so với nguồn thu hàng năm của nó, thời gian đầu tư cũng như hồn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao, dẫn đến rào cản gia nhập ngành thấp. Sở dĩ như vậy

bởi để xây dựng các nguồn điện thì nhà đầu tư không thể chỉ sử dụng nguồn vốn của mình mà họ cịn phải tìm đến nhiều nguồn vốn vay khác nhau để mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có giá trị rất lớn. Và cũng như những cơng trình kết cấu hạ tầng khác, một dự án nguồn điện phải mất khoảng thời gian rất dài (từ 20 năm đến 25 năm) thì nhà đầu tư mới hoàn vốn và thu được một khoản lợi nhuận hợp lý. Do đó, các doanh nghiệp muốn tham gia vào ngành này phải là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn.

- Ngành cơng nghiệp điện có liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, là một trong những động lực tăng năng suất lao động,… Ngành công

nghiệp điện là một trong những ngành then chốt, đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của ngành điện sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với ngành cơng nghiệp, để tạo ra điện thì con người có thể sử dụng rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau như: than đá, dầu khí, nước,… Chính vì thế, sự phát triển của ngành điện gắn liền với sự phát triển của các ngành công nghiệp dầu khí, cơng nghiệp than,… bởi tài nguyên chính là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành điện. Và gần 70% tổng số điện năng sản xuất ra được sử dụng trong các xí nghiệp cơng nghiệp, do đó việc thiết kế hợp lý và vận hành kinh tế các hệ thống cung cấp điện sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân; Đối với ngành nông nghiệp, sản phẩm của ngành

điện là một công cụ đắc lực trợ giúp cho hoạt động thủy lợi, cụ thể là cấp nước, tưới tiêu và đáp ứng nhu cầu thay đổi thường xuyên theo mùa vụ; Đối với ngành dịch vụ, muốn thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp khơng khói này trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai thì trước hết, Việt Nam phải xây dựng hạ tầng cơ sở cho sự hoạt động của ngành và các doanh nghiệp, trong đó điện năng giữ một vai trị to lớn để vận hành các cơ sở vật chất kỹ thuật đó. Chính vì thế, bất kỳ quốc gia nào cũng cần phải phát triển ngành công nghiệp này một cách tương xứng, tạo đà cho các ngành cơng nghiệp khác phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

4. Đặc điểm của đầu tƣ vào ngành công nghiệp điện

Như đã phân tích ở trên, một đặc thù của ngành cơng nghiệp điện là địi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao. Những đặc tính này đã khiến cho việc đầu tư vào ngành này có độ rủi ro tương đối cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Chính phủ về chính sách tài chính và quản lý, những rủi ro này sẽ giảm đi đáng kể.

Ngành điện trên thế giới hiện nay đang gặp phải một số khó khăn và thách thức nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng cao. Những thách thức đó là yêu cầu nguồn vốn đầu tư cao, sự mất cân bằng về các nguồn tài trợ. Việc huy động vốn đầu tư xây dựng nguồn điện chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chủ yếu là 6 yếu tố sau:

- Một là, tính khả thi của dự án phát triển điện: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng nhất để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện là tổng đầu tư của các dự án xây dựng các cơ sở sản xuất điện năng. Đầu tư xây dựng nguồn điện có nhu cầu rất lớn về vốn. Hoạt động của doanh nghiệp địi hỏi phải có vốn. Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn như thế nào có vai trị và ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hai là, hệ thống pháp luật: Các bộ Luật được ban hành một mặt nhằm

khuyến khích đầu tư, mặt khác đảm bảo thu hút vốn đầu tư vào các dự án nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc triển khai các mơ hình quản lý ngành điện hợp lý, đa

dạng hóa huy động vốn đầu tư phát triển các cơng trình điện sẽ nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng.

- Ba là, sự phát triển của thị trường tài chính: Với hai dịng tài chính trực

tiếp và gián tiếp, thị trường tài chính là nơi mà ngành cơng nghiệp điện có thể huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức khác nhau phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một thị trường tài chính phát triển thì đó là điều kiện thuận lợi tạo cho ngành điện có nhiều cơ hội lựa chọn và khai thác nguồn vốn phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Một thị trường tài chính phát triển địi hỏi phải có hệ thống thơng tin được cơng khai trên thị trường, phải phát triển cạnh tranh trên cơ sở có sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ thích hợp.

- Bốn là, cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư: Cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư có tác động quan trọng đến phát triển nguồn điện. Nếu vướng mắc trong cơ cấu đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư thì việc đầu tư sẽ bị kéo dài. Đây cũng là một nguyên nhân cản trở tính tích cực của các chủ thể thị trường trong việc đầu tư phát triển nguồn điện.

- Năm là, phương thức tổ chức huy động vốn và tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất điện: Do ngành điện là một ngành thuộc kết

cấu hạ tầng, việc sản xuất điện của đa số các quốc gia phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, vào những biến động nhiên liệu trên thị trường thế giới cho nên cơ chế sản xuất kinh doanh và tài chính phải được điều chỉnh thích hợp.

- Sáu là, hoạt động tư vấn đầu tư: Hoạt động tư vấn là một nhân tố rất quan trọng để tăng cường khả năng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng nguồn điện. Nếu hoạt động tư vấn cịn có những bất cập về năng lực, thiếu đồng bộ, thiếu năng lực công nghệ và chuyên gia giỏi hoặc chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành để cung cấp thơng tin nhanh, đúng, đủ về trình độ phát triển công nghệ, thiết bị, vật liệu mới,… phục vụ sản xuất, khơng có những đổi mới để hồn thiện các định mức chi phí, nhằm giảm giá thành cơng trình phù hợp năng lực thiết bị thi cơng, biện pháp thi cơng, thì tốc độ và quy mơ của việc đa dạng hóa việc huy động nguồn vốn sẽ khó có thể tăng nhanh được.

* * * * * * * * * * * * * *

Bản chất FDI là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngồi để có ảnh hưởng quyết định đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Chính vì thế, FDI chính là hình thức xuất khẩu tư bản – một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Nguồn vốn FDI mang những đặc điểm khác so với các hình thức đầu tư khác hiện nay. Việt Nam hiện nay có 7 loại hình đầu tư trực tiếp nước ngồi, trong đó hình thức đầu tư BOT trong nhiều năm gần đây đã được sử dụng và đóng vai trị quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và ngành cơng nghiệp điện nói riêng.

Ngành cơng nghiệp sản xuất ra điện năng được gọi là ngành công nghiệp điện – một ngành kinh tế mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt so với các ngành kinh tế khác. Trong đó, điển hình nhất là đặc điểm của đầu tư vào ngành này bởi ngành điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư cũng như hoàn vốn lâu, thời hạn trả nợ dài và tỷ suất nợ trung bình tương đối cao.

Trong Chương II, Khóa luận sẽ tìm hiểu kỹ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI vào ngành công nghiệp điện ở Việt Nam.

CHƢƠNG II

THỰC TIỄN THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN Ở VIỆT NAM

I. Khái quát về ngành công nghiệp điện Việt Nam

1. Điểm qua về tình hình phát triển ngành công nghiệp điện Việt Nam trong những năm gần đây

Công nghiệp điện là một trong những ngành cơng nghiệp đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam bởi chúng ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy đầu tư sản xuất vì thế ngành điện Việt Nam phải ln đi trước một bước mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách ổn định và liên tục. Lịch sử đất nước đã ghi nhận sự tác động sâu rộng của ngành điện đến mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế và dân sinh. Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển kể từ sau ngày tiếp quản, ngành công nghiệp điện Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về tăng trưởng sản xuất điện cũng như về tài chính và đã đóng góp nhiều vào sự phát triển kinh tế ổn định của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn phát triển của ngành điện những năm gần đây (từ năm 2003 đến năm 2008), tốc độ tăng trưởng về công suất phát điện tăng nhanh nhất là năm 2004 (tăng 2.618 MW so với năm 2003). Sở dĩ công suất phát tăng nhanh trong giai đoạn này vì một số nhà máy được khởi công xây dựng vào năm 1999, 2000 bắt đầu đi vào vận hành phát điện chính thức như Tuabin khí Phú Mỹ 1, Nhiệt điện Phả Lại 2, Thủy điện Thác Mơ, Đa Nhim, Ơ Mơn,… Năm 2008, hệ thống điện đã được bổ sung nhiều nguồn điện mới (có thể kể đến như: nhà máy nhiệt điện Cà Mau, nhà máy thủy điện Tuyên Quang, nhà máy điện Nhơn Trạch,…) với tổng công suất tăng thêm gần 2.000 MW, nâng tổng công suất phát điện của cả nước lên tới 14.780 MW. Nhờ có đầu tư thích đáng vào ngành và chiến lược kế hoạch phát triển ngành điện 2001 – 2005 mà chúng ta đã giải quyết tình trạng thiếu điện sản xuất và tiêu

dùng trong giai đoạn này đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Bảng 1: Tổng công suất phát điện cả nƣớc qua các năm 2003 – 2008

Đơn vị: MW

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng công suất

phát điện 8.741 11.359 11.619 14.213 12.860 14.780

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Báo cáo thường niên ngành điện từ năm 2003 đến năm 2008, Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tình hình sử dụng điện cho tới hết năm 2008, sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân là 65,89 tỷ Kwh, trong đó cơng nghiệp và xây dựng chiếm 50,32%, quản lý tiêu dùng và dân cư chiếm 40,25%. Nếu như những năm sau khi hịa bình lập lại, chỉ tiêu điện năng tính trên đầu người chỉ là 50 – 60 Kwh/người/năm (năm 1975) thì tới nay, chỉ tiêu này đã tăng gấp 15 lần, đạt trên 870 Kwh/người/năm. EVN đã đưa điện về 100% số huyện, 94,95% hộ dân và 94,31% số hộ nơng thơn có điện sử dụng. Việc này thể hiện sự ưu việt trong chính sách của Đảng và Nhà nước trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân mỗi năm giảm được gần 0,93%. Năm 2008, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 9,35%. Hiện tại, hệ thống truyền tải điện của Việt Nam gồm ba cấp điện áp là 110KV, 220KV và 500KV.

Trong những năm đổi mới, các thế hệ những người làm nghề điện của đất nước cũng liên tục trưởng thành. Đội ngũ cán bộ cơng nhân viên ngành điện đã có bước phát triển vượt bậc. Khi mới tiếp quản ngành điện năm 1954, chúng ta chỉ có 1.291 cán bộ, cơng nhân và 7 kỹ sư tốt nghiệp ở Pháp về. Giờ đây, ngành điện Việt Nam đã có trên 10 nghìn người có trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng; hàng chục nghìn kỹ thuật viên, trung cấp; bình qn tay nghề của cơng nhân đạt từ bậc 3 trở lên. Số kỹ sư, chuyên gia giỏi, công nhân bậc cao ngày càng nhiều. Một thành tựu nổi bật mới là ngành điện Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý trẻ hóa, năng động, giỏi chuyên mơn, vững vàng về chính trị, đảm đương được trọng trách mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Theo kết quả khảo sát về ngành công nghiệp điện của Công ty tư vấn đa quốc gia KPMG, ngành điện Việt Nam là một trong những ngành hấp dẫn đầu tư nhất khu vực sau Viễn thơng, Ngân hàng và Dầu khí, do tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu điện năng của Việt Nam đang tăng cao. Dự báo tốc độ tăng trưởng về nhu cầu điện của Việt Nam cho phát triển kinh tế trong những năm tới vẫn rất lớn, với tỷ lệ tăng trưởng vào khoảng 15%/năm, gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước16

.

2. Đặc điểm của ngành công nghiệp điện Việt Nam

Ngành công nghiệp điện Việt Nam được hiểu là tập hợp các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động điện lực trên lãnh thổ Việt Nam. Hoạt động điện lực là hoạt động nhằm tạo ra, duy trì và đưa năng lượng điện đến các tổ chức, cá nhân sử dụng dưới hình thức thương mại và các hình thức khác do Chính phủ quy định, bao gồm: các hoạt động về quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện, phân phối, kinh doanh và cung

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 34)