Những vấn đề tồn tại

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)

III. Đánh giá thực trạng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào ngành điện

2.1.Những vấn đề tồn tại

2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân trong việc thu hút và sử dụng FD

2.1.Những vấn đề tồn tại

- Việt Nam chưa thu hút được nhiều dự án điện IPP: Cho đến nay, Việt Nam

mới chỉ thu hút được tổng cộng 7 dự án có vốn đầu tư nước ngồi vào ngành điện dưới hình thức dự án BOT (Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2) và hình thức dự án BOO với cơng suất nhỏ (Hiệp Phước, Amata,…). Một dự án BOT không thành công là dự án

nhà máy điện Wartsila Bà Rịa do không đạt được thỏa thuận điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng nên vào ngày 7/7/2004, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có thơng báo số 4218/BKH-NN về việc thu hồi Giấy phép. Còn hai dự án nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 tuy thành cơng nhưng nói chung, số lượng các dự án IPP ngành điện ở Việt Nam quá ít và mới chỉ bắt đầu đi vào hoạt động với một khoảng thời gian quá ngắn. Điều này đã dẫn đến thực tế là cung điện ln trong tình trạng căng thẳng hàng năm. Chính vì thế mà khi có một vài nhà máy điện gặp trục trặc về kỹ thuật (như: sự cố về máy biến áp hay phải sửa chữa các thiết bị khác) thì đã xảy ra tình trạng thiếu điện trong cả nước, gây ảnh hưởng cho hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Theo Bộ Công Thương, từ trước tới nay đã có hàng chục nhà đầu tư lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á đã nộp hồ sơ xin đầu tư nhưng không thực hiện được ý định đầu tư của mình. Hơn thế nữa hiệu quả hoạt động của những dự án hiện nay chưa cao. Điều này thể hiện nhà đầu tư ngồi EVN nói chung và nhà đầu tư nước ngồi nói riêng đã gặp phải những khó khăn nhất định khi đầu tư vào ngành điện Việt Nam.

- Tuy các dự án BOT ngành điện đều đạt được yêu cầu về chất lượng do chủ đầu tư đặt ra nhưng tiến độ thực hiện của hầu hết các dự án này nói chung đều bị

chậm, không đạt theo tiến độ đã đề ra. Ví dụ như dự án Wartsila mất 5 năm, dự án

điện Phú Mỹ 3 đã bị chậm khoảng 4 năm do phải chờ đợi cấp khí và q trình chuẩn bị dự án và đàm phán kéo dài, quá trình chuẩn bị dự án và đàm phán Hợp đồng mua bán điện với EVN của dự án Phú Mỹ 2.2 mất đến 6 năm39. Thậm chí cho tới nay, qua nhiều kỳ họp dường như vẫn chưa có được giải pháp nào mang tính đột phá để khắc phục “căn bệnh kinh niên” này của ngành điện. Tổng vốn đầu tư cho điện thường lớn nhất trong các ngành kinh tế. Chính vì thế, việc chậm tiến độ cơng trình là sự lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tư và thậm chí gây nên nỗi nghi ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào ngành điện Việt Nam dưới hình thức IPP.

- Ngồi ra, trong q trình triển khai các dự án điện cịn có một số tồn tại khác như: Trong q trình hoạt động vận hành thương mại, đã xảy ra rất nhiều tranh

39

chấp về lợi ích giữa các nhà máy điện của chủ đầu tư nước ngoài với Tập đồn EVN; Thêm vào đó, tình trạng khí thải gây ơ nhiễm mơi trường đã diễn ra ở một số nhà máy, điển hình là nhà máy nhiệt điện Hiệp Phước.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở việt nam - thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 72)