5. Kết cấu khoá luận
1.8. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về thúc đẩy xuất khẩu sản
thể bán trực tiếp cho người sử dụng nhưng theo thói quen, các hàng hóa phải qua một hay nhiều trung gian, như thông qua các nhà nhập khẩu, các nhà bán buôn và những người bán lẻ. Thông thường, một sản phẩm được bán cho một mạng lưới phân phối do đại lý đại diện cho nhà xuất khẩu. Việc lựa chọn người đại lý này đều dựa vào các yếu tố căn bản giống như lựa chọn các nhà phân phối. Để tìm ra người đại lý tốt nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu cần giải đáp được một số vấn đề sau: (1) Đã xác định được có hay khơng một kênh phân phối bình thường, qua đó phần lớn các sản phẩm mẫu được nghiên cứu phải đi qua; (2) Có phải kênh đó đã được bão hòa bởi các sản phẩm tương tự như các sản phẩm mà doanh nghiệp mình đã làm ra hoặc bị phong tỏa bởi các hiệp ước độc quyền với các nhà cung cấp hiện tại. Nếu xảy ra trường hợp như thế, doanh nghiệp sẽ không cần phân phối sản phẩm thông qua các nhà buôn mà bán trực tiếp cho những nhà bán lẻ; (3) Có phải một số yếu tố của mạng lưới phân phối đã chiếm được hay mất chỗ đứng? Các nhà bán bn, chẳng hạn, có phải đang bị loại bởi các nhà bán lẻ lớn đã mua hàng trực tiếp; (4) Có hay không những cơ quan mua những số lượng đặc biệt cao đối với thị trường ?; (5) Đâu là diện tích địa lý trong đó phân phối của mỗi một nhà bán bn chiếm lĩnh được? Họ có đảm bảo việc phân phối sản phẩm trong cả nước hay đơn giản hơn trong một vùng?
Chiến lược xúc tiến thương mại: là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược
marketing xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Một sản phẩm mây tre đan xuất hiện trên thị trường nhưng khơng hề có tên tuổi, khơng được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, không được hỗ trợ bởi các hình thức xúc tiến sẽ có nguy cơ khơng thể tiêu thụ được trên thị trường đó, hay chỉ có thể thực hiện được điều này bằng cách hạ giá hàng của mình và do đó sẽ làm giảm mức sinh lời của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp xúc tiến thương mại hiệu quả như quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua website, các phương tiện thông tin đại chúng, hội trợ triển lãm, trưng bày sản phẩm...
1.8. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan mây tre đan
1.8.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Sau hơn 20 năm thực hiện cải cách, mở cửa ngành TCMN nói chung và sản phẩm mây tre đan nói riêng Trung Quốc đang từng bước sản xuất hướng về xuất khẩu và đạt
24
được nhiều thành tựu to lớn góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi trường. Để khuyến khích sản xuất hàng TCMN, Trung Quốc đưa ra một số chính sách như sau:
Thứ nhất: Đa dạng hóa nguồn NVL tập trung vào các loại cây trồng có giá trị kinh
tế cao và cải thiện chất lượng sản phẩm, ưu tiên đặc biệt cho những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao theo hướng toàn diện được coi là định hướng cơ bản của Trung Quốc.
Thứ hai: Đầu tư trọng điểm cho khâu bảo quản và chế biến. Trung Quốc đã cho
xây dựng và phát triển mơ hình “xí nghiệp đầu rồng”, miễn toàn bộ thuế sử dụng đất đối với việc tái đầu tư để mở rộng sản xuất, miễn thuế thu nhập cơng ty cho phần doanh thu có được từ chuyển giao cơng nghệ, tư vấn và các dịch vụ kỹ thuật.
Thứ ba: Chiến lược phát triển ngành dịch vụ thiết kế. Các chuyên gia Trung Quốc
đã khái quát rằng “Mười lăm năm trước các công ty cạnh tranh về giá, hiện tại đang cạnh tranh về chất lượng, nhưng ngày mai sẽ là thiết kế” và “Trong nền kinh tế toàn cầu, thiết kế trở thành một lợi thế so sánh mang tính quyết định”. Bên cạnh các chính sách và cơ sở hạ tầng hỗ trợ thiết kế, thì đào tạo thiết kế cũng được xem là một trong những phương tiện quan trọng trong việc thúc đẩy các chiến lược thiết kế mang tầm quốc gia. Đầu những năm 1990, ở Trung Quốc hàng năm chỉ có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp ngành thiết kế công nghiệp ra trường nhưng hiện nay con số này đã lên đến 10.000 người tại 400 trường đào tạo về thiết kế. Trong những năm gần đây, Đại học Tsinghu ở Bắc Kinh đã mở một Trung tâm thiết kế với diện tích 60.000m2, Học viện Mỹ thuật Quảng Châu cũng đã xây dựng thêm 8 tồ nhà để đón các sinh viên thiết kế cơng nghiệp....
Thứ tư: Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho các chương trình KH&CN. Chính phủ
khẳng định rằng con đường căn bản để phát triển nơng nghiệp trong đó có TCMN là lấy khoa học kỹ thuật làm vũ khí, lấy cơng nghiệp hiện đại làm chỗ dựa, lấy TT để hướng dẫn chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, lấy khoa học kỹ thuật hiện đại làm nền tảng.
“Chương trình Đốm lửa” bắt đầu thực hiện từ năm 1985 đã tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Cách thức triển khai của chương trình này là “nhà nước và nhân dân cùng làm”, các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế muốn tham gia chương trình phải tự đề xuất dự án, chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của dự án. Với cách làm này chương trình đã huy động tổng lực của nền kinh tế, có ý nghĩa quan trọng khi vốn của ngân sách cịn hạn chế, đồng thời người nơng dân cịn thấy được hiệu quả của áp dụng khoa học kỹ thuật và mở ra cơ hội để thúc đẩy sự sáng tạo của họ.
“Chương trình Bó đuốc” năm 1988 thể hiện sự hỗ trợ to lớn và có hiệu quả của Chính phủ nhằm cải thiện cơ bản nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, quốc tế hóa và phi nơng nghiệp hóa trên cơ sở ứng dụng và phổ biến các kết quả nghiên cứu KH&CN trong sản xuất phù hợp với điều kiện của Trung Quốc.
25
Thứ năm: Thực hiện chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ khoa học. Chính phủ
Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thật trong mọi lĩnh vực với triết lý thiết bị là phần “cứng”, cơng nghệ là phần “mềm”, nhân lực có trình độ cao là phần “sống”, trong đó phần “sống” đóng vai trị quan trọng. Nếu thiếu phần “sống” thì cả hai phần cịn lại điều khơng thể hoạt động và có hiệu quả được. Vì vậy, Trung Quốc có nhiều chính sách như: quy định hệ số chênh lệch tiền lương giữa lương khởi điểm của cử nhân trong các cơ quan nghiên cứu và lương tối thiểu của nền kinh tế; lương cán bộ khoa học chuyển về làm việc vùng nơng thơn được hưởng thêm hệ số trung bình. Về nhân sự, thay thế chế độ tuyển dụng suốt đời sang chế độ tuyển chọn có thời hạn ở các vị trí quan trọng và có thể dung thời gian làm việc trong giờ để nghiên cứu KH&CN.
Thứ sáu: Điều chỉnh chính sách cho phù hợp với quy định WTO của Trung Quốc
theo hướng thúc đẩy hình thành hệ thống thơng tin thị trường, hệ thống tiêu chuẩn, an ninh và chất lượng, điều chỉnh các chính sách bảo hộ và hỗ trợ, tái cấu trúc nghiên cứu KH&CN cho ngành TCMN.
1.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Sự thành công trong ngành TCMN hướng tới bền vững của Thái Lan chính là nhờ vào quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước.
Thứ nhất: Thực hiện đa dạng hóa sản xuất, chú ý loại hình tổ chức quản lý sản
xuất hàng TCMN. Việc thực hiện đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng nằm trong quy hoạch đầu tư đồng bộ của Chính phủ. Do vậy, tiềm năng trong sản xuất được khai thác và phát huy triệt để, nguồn nguyên liệu phát triển nhanh, xuất hiện nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Thứ hai: Chính sách giá cả là một trong các chính sách có sự can thiệp của
Chính phủ Thái Lan vào q trình sản xuất và xuất khẩu được đánh giá là khá thành công. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng mà cơ chế giá có sự biến đổi nhưng mục tiêu vẫn là khuyến khích người sản xuất trên cơ sở bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho người sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho người tiêu dùng; ổn định giá trong nước và thấp hơn giá thị trường thế giới; hạn chế bị ảnh hưởng của sự biến động giá thị trường thế giới.
Thứ ba: Chính sách thuế và tín dụng Chính phủ Thái Lan thực hiện các biện
pháp như không thu thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập máy móc, thiết bị và chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi, giảm 5% thuế thu nhập của cơng ty trong 5 năm sau thời kỳ được miễn thuế, giảm gấp đôi thuế thu nhập về điện nước, giao thông vận tải trong một năm cho các cơ sở chế biến. Đồng thời nhà nước còn định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký những hợp đồng lớn vì Chính phủ cho rằng đó là những khoảng đầu tư then chốt để chuyển dịch cơ cấu theo định hướng phát triển.
26
Thứ tư: Đầu tư phát triển công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm để đảm
bảo điều kiện vận chuyển, kỹ thuật đóng gói hiện đại. Bên cạnh chính sách đầu tư trong nước chính phủ cịn có các chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật, Anh, Đức… cho ngành chế biến vì vậy các cơ sở chế biến thường có quy mơ lớn, trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến nên độ bền chất lượng sản phẩm cao.
Thứ năm: Tổ chức khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu hàng hóa
nên hàng hóa của Thái Lan được bảo quản tốt, mẫu mã và bao bì hàng hóa được thiết kế đẹp. Ngồi ra, doanh nghiệp Thái cịn chú trọng đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu. Nhãn mác sản phẩm ghi đầy đủ nguồn gốc xuất xứ, tên gọi bằng tiếng Thái, tiếng Anh và cả tiếng nước ngồi ở những vùng có nhiều người nước ngoài sử dụng sản phẩm.
Các hoạt động của Cục xúc tiến thương mại Thái Lan là cung cấp dịch vụ thông tin về thị trường về sản phẩm về khách hàng nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo yêu cầu; cung cấp số liệu thống kê thương mại trên mạng, xây dựng tin nhanh về xuất khẩu trên mạng, đồng thời còn phát triển nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thông qua việc tổ chức các hội thảo về thương mại quốc tế cho các quan chức Chính phủ. Ngồi ra, Chính phủ Thái Lan cịn chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và xuất khẩu như thành lập các điểm thu mua, kho chứa, bến bãi, cảng chuyên dụng nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đồng thời đảm bảo kỹ thuật giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.
27
Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ