Định hướng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 70 - 71)

5. Kết cấu khoá luận

3.1. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang

3.1. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu sản phẩm mây tre đan Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt được những thành tích đáng tự hào, đóng góp lớn vào quá trình phát triển của nền kinh tế của nước ta. Trong thời gian tới, một số định hướng cho hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là:

Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan trên cơ sở huy động được

tối đa các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước. Quan điểm này yêu cầu sự kết hợp giữa các thành phần tham gia vào chuỗi tạo ra giá trị của sản phẩm mây tre đan, trên cơ sở đảm bảo hài hịa về lợi ích, mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước dưới sự định hướng và hướng dẫn của Nhà nước.

Thứ hai, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, việc điều chỉnh các chính sách, biện pháp đối với sản phẩm mây tre đan phải được đặt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và hướng theo những quy định của WTO. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển sản phẩm mây tre đan cần phải có các chính sách, các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước phù hợp với chiến lược phát triển, tính đến các cam kết quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO.

Thứ ba, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan phải xuất phát từ việc khai thác hợp lý các lợi thế so sánh của từng vùng, từng sản phẩm tạo nên lợi thế cạnh tranh, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Quán triệt quan điểm này cần phải vận dụng lý thuyết về lợi thế so sánh để phân tích và tập trung đầu tư cho những mặt hàng có ưu thế trong sản xuât và xuất khẩu phù hợp với từng vùng sinh thái, có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ tư, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan là động lực phát triển kinh tế

và nâng cao vị thế cạnh tranh của đất nước, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm sự công bằng xã hội. Quan điểm này yêu cầu phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan phải đảm bảo tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động và cải thiện đời sống của người dân, đồng thời bảo đảm giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư.

63

Thứ năm, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan trên cơ sở phát triển bền vững khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của hàng xuất khẩu. Quan điểm trên được hiểu là, không nên đầu tư sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan bằng mọi giá mà cần phải chú ý đến khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài ngun thiên nhiên, góp phần gìn giữ mơi trường sống.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)