Một số kiến nghị đối với nhà nước và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 82 - 86)

5. Kết cấu khoá luận

3.4. Một số kiến nghị đối với nhà nước và doanh nghiệp

3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước

Nhà nước cũng nên đưa ra định hướng phát triển chung cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn tới, đặc biệt hướng tới 2030, trong đó làm rõ những hỗ trợ và ưu đãi cho ngành. Dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nơng thơn tuy đã được đưa ra, nhưng chưa được thông qua. Chắc chắn trong điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến đổi, Nhà nước sẽ cần đưa ra các định hướng phù hợp hơn cho giai đoạn mới. Bởi mặt hàng này gắn liền với các làng nghề - cái nôi về truyền thống và văn hóa của Việt Nam, đồng thời việc sản xuất và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng đã và đang tạo rất

75

nhiều công an việc làm cho người lao động, việc định hướng ngay là vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi các làng nghề đang dần dần mất đi. Xét riêng về các nhóm sản phẩm, các định hướng phát triển đã có cho đến nay mới chỉ tập trung riêng cho các nhóm sản phẩm như mây tre đan và gốm sứ…, trong khi đó, cịn có rất nhiều các nhóm sản phẩm khác, đặc biệt là những nhóm sản phẩm mới cũng cần nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.

Nhà nước nên tạo điều kiện hỗ trợ về vốn hơn nữa, hướng hẳn tới đối tượng là các làng nghề, các đơn vị sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ. Mặc dù có các chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt hướng tới các doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo, nhưng các đơn vị sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ không phải là đối tượng trực tiếp được hướng tới. Vì vậy, việc tiếp cận với các nguồn vốn để tiếp tục sản xuất, đặc biệt để tiến hành đầu tư vào cải tiến mẫu mã, hình thức và nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ rất khó khăn cho các đơn vị sản phẩm sản phẩm ở quy mô vừa và nhỏ, và hộ gia đình này.Vì lý do đó, chắc chắn để các đơn vị sản xuất có thể duy trì được hoạt động và cạnh tranh trên thị trường, cũng như giúp các làng nghề có thể tồn tại được, việc hỗ trợ vốn đặc biệt cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ là vô cùng cần thiết.

Nhà nước nên tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kết nối giữa nghệ nhân và nghệ sĩ trong thời gian tới. Các hoạt động kết nối giữa nghệ nhân và nghệ sĩ tuy đã bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam, nhưng mới ở quy mô nhỏ và xuất phát từ một số các nghệ sĩ và nghệ nhân. Để có thể xây dựng được mạng lưới kết nối tốt hơn trong thời gian tới, chắc hẳn các hỗ trợ về các nguồn lực, đặc biệt là hỗ trợ tài chính là vơ cùng cần thiết. Ngồi ra, sẽ cần có sự hỗ trợ về mặt quản lý của các bộ chuyên ngành như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để các hoạt động trên được triển khai thành các chuỗi, trên phạm vi cả nước, cũng như được truyền bá rộng rãi sang các nước khác trên thế giới.

3.4.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt là các nước Châu Á. Như đã phân tích ở trên, thị trường Châu Á, đặc biệt các nước có khoảng cách khơng xa so với Việt Nam đã và đang trở thành những thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Điều này đã thể hiện rất rõ qua số liệu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Các doanh nghiệp có thể lưu ý tới hoạt động xuất khẩu những mặt hàng thuộc nhóm hàng Kỹ nghệ vàng bạc...Các sản phẩm này tuy không phải là mới, nhưng lại đang trở nên hấp dẫn đối với các nước nhập khẩu, đặc biệt trong giai đoạn giữa năm (khoảng tháng 5-6). Do đó, để có thể thúc đẩy được xuất khẩu sản phẩm này, các

76

doanh nghiệp cũng nên lưu ý tới khoảng thời gian trong năm để chuẩn bị cho các công đoạn sản phẩm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng nên phối hợp với các hiệp hội và làng nghề để thúc đẩy kết nối giữa các nghệ nhân và nghệ sĩ. Đặc biệt, để tăng khả năng kết nối và truyền bá sản phẩm sang các nước trên thế giới, các doanh nghiệp có thể tham gia các chương trình kết nối đã có sẵn. Tiêu biểu như chương trình New for Old của Hội đồng Anh. Đây là chương trình được thực hiện ở các nước Đơng Nam Á, với mục đích hỗ trợ và phát triển ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ, giúp cho ngành hàng này trở nên bền vững và phát triển, từ đó tạo mơi trường hoạt động cho các nhà thiết kế, các doanh nghiệp và cộng đồng. Chương trình được thực hiện từ năm 2014, đã mang lại rất nhiều cơ hội đào tạo, phối hợp, kết nối và trao đổi ý kiến giữa những nghệ nhân và nghệ sĩ. Ngoài ra, các doanh nghiệp hồn tồn có thể xin hỗ trợ từ các quỹ để thúc đẩy hoạt động kết nối này tốt hơn. Một trong những quỹ đã và đang hỗ trợ cho các hoạt động này là quỹ Prince Claus.

77

KẾT LUẬN

Sản phẩm mây tre đan Việt Nam đã có mặt và được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó Hoa Kỳ là thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng này. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ đã thực sự đi vào thế ổn định và ngày một phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ. Để có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về kim ngạch, tăng khối lượng xuất khẩu, tạo vị trí vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp phải nỗ lực rất nhiều trên tất cả các khâu từ nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và hậu mãi. Bên cạnh đó, việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp khác cũng là biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và chính sách vĩ mơ ngày càng ổn định, rõ ràng và thơng thống, năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ được nâng cao, không những trụ vững trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng mà ngày càng vươn mạnh ra thị trường thế giới.

Bài khóa luận đã khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan Việt Nam và trình bày một số đặc điểm của thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của Hoa Kỳ. Đồng thời, khóa luận phân tích chung tình hình xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ cùng với những điểm thuận lợi và khó khăn các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này. Phần cuối của luận văn là các giải pháp đề xuất để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đối với các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.

Do thời gian và trình độ cịn hạn chế, bài khố luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và các nhà chuyên môn để luận văn thiết thực hơn trong việc áp dụng vào công việc thực tiễn và mở rộng nghiên cứu sau này.

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2005), Luật thương mại.

2. TS. Bùi Thúy Vân (2017), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Học viện Chính sách và Phát triển;

3. Tập bài giảng môn Đầu tư quốc tế, Khoa Kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách và Phát triển;

4. Trần Thị Tuyết Lan (2014), Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

5. Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội;

6. Tổng cục thống kê (2021), Báo cáo xuất khẩu mây tre đan qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021.

7. Bộ công thương (2021), Báo cáo xuất khẩu mây tre đan qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021

8. Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) (2022): www.trademap.org

9. Trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (2022), https://vn.joboko.com/trung-tam-nghien-cuu-ho-tro-va- phat-trien-cac-lang-nghe-thu-cong-truyen-thong-viet-nam-xci222221

10. Vietcrafts (2021), https://vneconomy.vn/vietcraft-cau-noi-xuat-khau hang-thu-cong-my-nghe.htm

11. Báo hải quan, Xuất khẩu mây tre đan: Chật vật nguồn nguyên liệu:

https://vanchuyennoidiagiare.com/tin-tuc/tin-van-chuyen/xuat-khau-may-tre-dan- chat-vat-nguon-nguyen-lieu-459.html [23/12/2027]

12. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Giải pháp phát triển ngành mây tre đan xuất khẩu: https://dangcongsan.vn/kinh-te/giai-phap-phat-trien-nganh-may-

tre-dan-xuat-khau-458258.html [18/10/2017]

13. Báo Công Thương, Cơ hội “vàng” để mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm: http://tbtagi.angiang.gov.vn/ftas-co-hoi-vang-de-mo- rong-thi-truong-xuat-khau-san-pham-may-tre-coi-tham-25025.html [02/3/2022]

14. Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương, Năm 2020, xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng mạnh [25/02/2021]

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)