5. Kết cấu khoá luận
2.1. Tổng quan về sản phẩm mây tre đan của Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất
Hiện nay, cả nước có trên 2.000 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, các hợp tác xã, cơ sở xử lý nguyên liệu thô, người thu gom nguyên liệu, trong đó làng nghề mây tre đan có số lượng lớn nhất với 725 đơn vị, chiếm trên 24% tổng số làng nghề trên cả nước. Xét về chủ thể sản xuất, hiện nay chiếm đến 90% số lượng các cơ sở sản xuất vẫn là các hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống. Bảng 2.1. Tỷ lệ các thành phần kinh tế ở các làng nghề (Đơn vị %) 2018 2019 2020 2021 Hộ cá thể 97,85 97,78 97,53 96,5 Hợp tác xã 0,15 0,13 0,13 0,42 Tổ hợp tác sản xuất 0,34 0,47 0,45 0,53
Doanh nghiệp tư nhân, Công
ty TNHH 1,26 1,72 1,67 1,5
Công ty cổ phần 0,5 0,1 0,22 1,05
Nguồn: Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội (2022)
Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia vào ngành khá khiêm tốn cho thấy đặc thù sản xuất tại các cơ sở làng nghề là tận dụng sức lao động thủ công là chính, cơng nghệ cịn đơn giản, khơng địi hỏi vốn nhiều, khơng cần mơ hình quản lý phức tạp. Do đó, sự phát triển về trình độ quản lý kỹ thuật ngành TCMN còn chậm ở các làng nghề. Một đặc điểm khác của các doanh làng nghề là hầu hết giám đốc là người địa phương có trải nghiệm lâu năm trong nghề nên họ có tay nghề chuyên môn cao, nắm bắt được tình hình phát triển hàng hóa địa phương mình. Các doanh nghiệp này vừa đóng vai trị là đầu mối thu gom hàng hóa cho các hộ gia đình trong làng nghề, vừa hướng dẫn đầu tư thiết bị, công nghệ mới cho sản xuất. Chiếm tỷ lệ phần lớn trên 90% là hộ cá thể, họ vừa thu mua, tập hợp nguyên liệu thô tiến hành phân loại cơ bản, vừa tham gia vào nhiều khâu xử lý như chuốt mây, phân cỡ, ngâm tẩm rồi vận chuyển NVL đến các nhà bán bn. Chính vì nhiều khâu tham gia vào mạng lưới này làm cho kênh nguyên liệu thô trở nên phức tạp và cơ sở hạ tầng vận
28
chuyển gây nhiều tốn kém làm nâng giá mặt bằng sản xuất trong ngành. Từ nguồn nguyên liệu thô dồi dào ở các địa phương như tre, mây, cói, lá bng, guột (tế), lục bình, bẹ chuối…, các làng nghề đã sản xuất ra những đồ dùng như rổ, va-li, thảm lót (đĩa, cốc), bình phong... Trong đó SP đan (rổ, giỏ) là phổ biến nhất và được sản xuất từ Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hố, Ninh Bình, Tiền Giang và Vĩnh Long; các sản phẩm đồ nội thất từ mây tre như bàn, ghế, tủ... được sản xuất tại các trung tâm chính như Quảng Nam, Khánh Hịa, Đồng Nai, Tây Ninh.
2.1.2. Vùng nguyên liệu
Hiện nay, diện tích tre nứa tồn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng tồn quốc). Về tài ngun song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 lồi song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao), phần lớn diện tích được phân bố và khai thác ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đác Lắc, Đồng Nai, Quảng Nam... Điều đáng nói là tre nứa, song mây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa, song mây đang góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận gia đình sinh sống dựa vào rừng.
Tuy tài nguyên mây tre trong nước có nhiều, nhưng cũng cạn kiệt dần do những khai thác bất hợp lý, khai thác quá mức làm cho số lượng và chất lượng nguyên liệu giảm trầm trọng.
Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hàng năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 900 triệu cây tre nứa cho các mục đích khác nhau, dự kiến năm 2022 là 1 tỷ cây. Việt Nam hiện có xấp xỉ 1,5 triệu ha tre nứa với trữ lượng ước tính khoảng 6 tỷ cây. Tuy vậy, phần lớn diện tích tre nứa này là rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn, khơng được khai thác. Diện tích tre trồng sản xuất cả nước hiện có khoảng 85.000 ha, trữ lượng 350 triệu cây, mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan. Đây là thách thức không hề nhỏ với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan khi nguồn nguyên liệu không ổn định về số lượng và chất lượng, giá cả ngày càng cao.
Giá nguồn nguyên liệu mây tre đan cũng tăng đáng kể, cách đây 2 năm, chỉ với giá 25.000-30.000 đồng/kg thì đến năm 2022 đã lên 40.000-50.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí có thời điểm lên đến 70.000 đồng/kg. Trong khi đó, các đơn hàng xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ rất khó tăng giá, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của làng nghề.
29
Tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu diễn ra trên diện rộng. Nếu trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu trong nước thì đến nay, nhiều làng nghề đã phải nhập khẩu đến 50% số nguyên liệu cho sản xuất. Việc nhập chủ yếu thông qua tiểu ngạch, quy mô nhỏ, sản lượng thấp, thường xuyên biến động, thiếu ổn định về thời gian giao hàng; số lượng, chất lượng của nguyên liệu không đồng đều...
Bảng 2.2. Nguồn gốc nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
Đơn vị: %
Nguyên liệu Mây tre Cói, lục bình
Nguồn
Trong nước Tre: 80% Mây: 65% Cói: 95% Lục bình: 100% Nhập khẩu Tre: 20% Mây: 35% Cói: 5% Lục bình: 0%
Nguồn: Khảo sát thực tế của HRPC (2022)
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT, nguyên nhân nữa dẫn tới tình trạng khan hiếm nguyên liệu và giá thành gia tăng là do việc khai thác, sản xuất thiếu tổ chức. Tình trạng khai thác quá mức, bừa bãi... dẫn đến vùng nguyên liệu tre, nứa, mây... bị thối hóa. Trong khi, cơ sở chế biến quy mô nhỏ, phân tán, không gắn với vùng nguyên liệu nên các giải pháp lâm sinh ứng dụng cho rừng tre, nứa, mây... còn nhiều hạn chế.
Như vậy, rõ ràng là ngành nghề mây tre đan đang đối mặt nghiêm trọng với việc thiếu nguyên liệu. Và việc thiết lập những vùng nguyên liệu tập trung chuyên canh là một nhu cầu bức bách hiện nay đối với nước ta.
2.1.3. Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ mây tre đan của Việt Nam
Thị trường xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong mấy chục năm qua có những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chung đến những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hố mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.
Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường mây tre đan xuất khẩu Việt Nam cũng được mở rộng đến tồn thế giới. Theo Bộ Cơng Thương, hàng TCMN của Việt Nam hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường xuất khẩu chính sản phẩm mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của Việt Nam. Riêng xuất khẩu sang hai thị trường này đã chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu mây, tre, cói và các sản phẩm tết bện khác của cả nước. Ngồi 2 thị trường chính kể trên, sản phẩm mây, tre, cói và các
30
sản phẩm tết bện khác còn được xuất khẩu nhiều sang các thị trường Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Canada…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cũng đang tập trung khai thác các thị trường mới trong khối BRICS, gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. Thị trường khối BRICS đang trỗi dậy mạnh mẽ bởi những năm gần đây kinh tế của khối này phát triển rất nhanh và sẽ là những thị trường rất tiềm năng của ngành thủ công mỹ nghệ. Hơn nữa, khai thác thị trường khối BRICS, ngành thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam cịn rất thuận lợi về mặt địa lý, chỉ có Brazil, Nam Phi là xa cịn lại các nước khác đều rất gần, thuận lợi cho nghiên cứu thị trường, vận chuyển hàng hóa.
Ngoài ra, các thị trường Châu Á cũng là các thị trường có tiềm năng rất lớn đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan của Việt Nam, đặc biệt là hai thị trường Campuchia và Lào. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thông thường là các sản phẩm có giá trị trung bình khá thấp, vì vậy chi phí vận chuyển đóng vai trị quan trọng trong tổng chi phí, từ đó ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm. Khi chi phí vận chuyển tăng, sức cạnh tranh của các sản phẩm này sẽ giảm đi rất nhiều khi Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường ở xa như Mỹ và Châu Âu.