Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 42 - 46)

5. Kết cấu khoá luận

2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam

2.2.3. Thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ trong những năm qua có những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi, có lúc khó khăn, nhưng nhìn chung đến những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hố mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới.

Sản phẩm mây tre đan của ta hiện nay đã có mặt ở hơn 133 nước và lãnh thổ, chủ yếu là thị trường các nước Âu-Mỹ và một số thị trường Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc...và một số nước Trung Đông nhưng Việt Nam chưa xuất được nhiều vào thị trường có nhu cầu có dung lượng lớn. Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) năm 2021, xét về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang các thị trường, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ với

35

kim ngạch xuất khẩu đạt 149,514 triệu USD năm 2022 tăng 72,5% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2020.

Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam vào 10 thị trường lớn nhất giai đoạn 2017-2021

Đơn vị : Nghìn USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Các thị trường chủ yếu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là Mỹ (24,57%), tiếp đến là Đức (14,71%), Pháp (11,62%), Úc (11,02%), Nhật (10,43%), Anh (7,44%), Tây Ban Nha (6,72%). Đây là những thị trường truyền thống của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta sang những thị trường này ln tăng trưởng đều. Các nước cịn lại là: Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các thị trường này chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn (1,78%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường không lớn và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mới đang dần thâm nhập và tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước này.

36

Bảng 2.6. Thị trường xuất khẩu chính sản phẩm mây tre đan của Việt Nam năm 2020 và 2021

Đơn vị: Triệu USD,%

Thị trường 2020 2021 Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trưởng so với 2019 (%) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Triệu USD) Tăng trưởng so với 2020 (%) Tỷ trọng (%) Hoa Kỳ 86,676 0.70% 40.40% 149,514 72.50% 47.40% Đức 32,642 19.50% 15.20% 40,010 22.60% 12.70% Pháp 17,863 4.40% 8.30% 24,191 35.40% 7.70% Úc 16,414 4.60% 7.60% 18,668 13.70% 5.90% Nhật Bản 15,932 1.60% 7.40% 16,794 5.40% 5.30% Anh 9,920 -14.10% 4.60% 14,137 42.50% 4.50%

Tây Ban Nha 9,925 -6.80% 4.60% 13,785 38.90% 4.40%

Thụy Điển 9,626 22.40% 4.50% 13,245 37.60% 4.20%

Hà Lan 8,102 7.60% 3.80% 13,048 61.00% 4.10%

Canada 7,527 -0.80% 3.50% 12,236 62.60% 3.90%

Tổng 214,627 3.90% 100% 315,628 39.20% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới sẽ mở ra khơng ít cơ hội cho các ngành kinh tế nói chung và ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm mây tre đan nói riêng. Vấn đề là ở chỗ chúng ta có biết tận dụng những cơ hội này để phát triển hay không. Thị trường của những sản phẩm này ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường nước ngồi. Khách nước ngồi muốn tìm đến nguồn gốc Á Đơng với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ những nguyên liệu tự nhiên. Thị trường lớn, giá cả hợp lý, khả năng luân chuyển vốn nhanh là những thuận lợi rất lớn cho sản xuất. Đó là một triển vọng về phát triển hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống nước ta.

Mặc dù sản phẩm mây tre đan không phải là nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày của cư dân nhưng lại đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong đời sống xã hội, nhu cầu trang trí và thưởng thức những nét độc đáo của các nền văn hóa của các nước trên thế giới. Đó là tiềm năng thuận lợi của thị trường cần được quan tâm để khai thác.

37

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của nước ta sang 10 thị trường lớn trên thế giới liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu sang 10 thị trường lớn năm 2021 là 3,9% và năm 2022 là 39,2%. Tuy nhiên trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh, Tây Ban Nha và Canada có chiều hướng suy giảm so với năm 2019 nhưng không đáng kể.

Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam. Riêng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020 và 2021 đã chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang 10 thị trường lớn của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ năm 2020 là 86,676 triệu USD và tăng 72,5% đạt giá trị 149,514 triệu USD vào năm 2021.

Thị trường EU: Đây là khu vực thị trường rộng lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường này trong những năm gần đây tăng khá nhanh. Từ năm 2017 kim ngạch mới đạt có 120 triệu USD nhưng đến năm 2021 thì kim ngạch đã đạt là 254 triệu USD, có nghĩa là tăng gấp 2,1 lần trong vịng có 5 năm trở lại đây.

Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam năm 2021 trong khối EU là Đức với kim ngạch xuất khẩu 40,010 triệu USD vào năm 2021 tăng 22,6% so với năm 2020. Tiếp theo là thị trường Tây Ban Nha với kim ngạch xuất khẩu 13,785 triệu USD năm 2021 tăng 38,9% so với giá trị xuất khẩu năm 2020 là 9,925 triệu USD. Sau đó là đến thị trường Thụy Điển với tốc độ tăng trưởng năm 2021 so với 2020 là 37,6%, giá trị kim ngạch tăng từ 9,626 triệu USD lên 13,245 triệu USD. Sau đó đến thị trường Hà Lan, tuy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hà Lan chiếm tỉ trọng không cao, chỉ khoảng 4% vào năm 2021 nhưng tốc độ tăng trưởng năm 2021 so với 2020 tăng cao lên đến 61%, từ 8,102 triệu USD vào năm 2020 đến 13,048 triệu USD vào năm 2021.

Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường có nhu cầu rất lớn về sản phẩm mây

tre đan (khoảng 2,9 tỷ USD/năm). Tuy nhiên, sản phẩm mây tre đan của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này. Năm 2021 hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chỉ chiếm 1,7% kim ngạch nhập khẩu của nước này. Theo thống kê của Trung tâm thương mại quóc tế (ITC), năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 16,794 triệu USD hàng may tre đan, chiếm tỷ trọng 1,34% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.

Ngoài các thị trường chính trên, Việt Nam còn thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm mây tre đan sang các thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Đơng và các một só thị trường khác. Tuy nhiên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam

38

trên những thị trường này chưa cao, do vậy ta chưa xuất khẩu được vào các thị trường này với dung lượng lớn.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)