5. Kết cấu khoá luận
2.3. Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ
2.3.1. Khái quát thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia Bắc Mỹ rộng lớn có diện tích 9.327.614 km2 với số dân hơn 334 triệu người (năm 2022). Đây là một thị trường riêng lẻ lớn nhất thế giới, là nước tham gia và giữ vai trò chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc dân quan trọng trên thế giới như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF), là đầu tàu của khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)... Chính vì vậy, Hoa Kỳ là một thị trường lớn tiềm năng mà Việt Nam có thể thâm nhập vào.
Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế giới. Hoa Kỳ là một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ, là cường quốc xuất khẩu số một và cũng là thị trường nhập khẩu đa dạng và lớn nhất thế giới. Riêng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới.
2.3.2. Đặc điểm thị trường mây tre đan Hoa Kỳ
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ năm 1995, cho đến nay Hoa Kỳ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Trong những năm qua, Hoa Kỳ là thị trường có số lượng tiêu thụ lớn nhất cho các sản phẩm mây tre đan của Việt Nam, với doanh số chiếm 35% kim ngạch xuất khẩu hàng năm (theo Bộ cơng thương Việt Nam). Bên cạnh đó, số liệu thống kê từ sàn Alibaba.com cho biết Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ quà tặng lớn nhất thế giới.
Thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Mặc dù vấn đề về chi phí vận chuyển sang thị trường này khiến cho giá của các sản phẩm xuất khẩu tăng lên, dẫn tới giảm cạnh tranh so với các doanh nghiệp đến từ các nước khác. Thế nhưng, với tình hình dịch bệnh cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, trong đó có chủ trương cứng rắn với Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc – quốc gia xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường này. Điều này đồng nghĩa với việc các quốc gia khác như Việt Nam có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nói chung và các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ.
39
Bên cạnh đó, khảo sát các làng nghề truyền thống ở Đức, Ý, Pháp, Hoa Kỳ… cho thấy rằng cơ bản nghề mây tre đan gần như đã bị xóa sổ ở các quốc gia phát triển này do không thể ứng dụng dây chuyền cơng nghiệp để cơ giới hố. Thị trường thế giới đang rất cần sản phẩm mây tre đan và đó là cơ hội vàng cho các làng nghề truyền thống tại Việt Nam.
2.3.3. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm mây tre đan của Hoa Kỳ
Sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ đang có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia họ chỉ thích sử dụng những hàng hố có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài. Hiện nay, do mức sống cao nên người tiêu dùng khơng địi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, kiểu dáng đẹp, tiện dụng là phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ. Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy, nhưng chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này. Bên cạnh đó, mối quan tâm đến các vấn đề ô nhiễm môi trường đã nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của người tiêu dùng. Chính vì vậy, người dân Hoa Kỳ ngày càng có xu hướng sử dụng sản phẩm từ chất liệu tự nhiên, khơng chứa các hóa chất gây ơ nhiễm môi trường.
Năm 2020 là thời điểm thị trường thủ cơng mỹ nghệ có sự phát triển mạnh. Báo cáo Thị trường Tiêu dùng Thủ công mỹ nghệ của Hoa Kỳ năm 2021 do công ty Mintel Store thực hiện đã cho thấy một sự gia tăng mạnh đối với các hoạt động giải trí trong nhà với giá cả phải chăng. Để giải tỏa căng thẳng và áp lực từ ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu, người tiêu dùng Hoa Kỳ đã bắt đầu quan tâm đến ngơi nhà của mình nhiều hơn. Họ trang trí hoặc cải thiện không gian tổ ấm bằng nhiều loại đồ thủ công khác nhau. Dẫn đến việc gia tăng sự phổ biến đối với các mặt hàng TCMN.
Khi căng thẳng con người sẽ hướng về cảm xúc nên vì thế mà việc tìm đến nghệ thuật và thủ cơng là một hoạt động giải trí thú vị, hợp túi tiền và giúp họ họ cảm thấy thoải mái. Ở thời điểm hiện tại, những người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên đang thúc đẩy tăng trưởng thị trường, nhưng người tiêu dùng trẻ tuổi chiếm phần lớn thị trường.
2.3.4. Hệ thống phân phối sản phẩm mây tre đan tại Hoa Kỳ
Hệ thống phân phối trên thị trường Hoa Kỳ về cơ bản giống như hệ thống phân phối của một quốc gia. Hệ thống này cũng bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tuy nhiên, đây là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới với sự tham gia của nhiều thành phần: Công ty xuyên
40
quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các cơng ty bán lẻ độc lập...trong đó nổi bật lên là vai trị của các cơng ty xun quốc gia.
Các Công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ thường phát triển theo mơ hình chiều ngang gồm: ngân hàng hoặc cơng ty tài chính, nhà máy, cơng ty thương mại, siêu thị, của hàng...Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng của mình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Do vậy, họ có quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài (các nhà xuất khẩu ở các nước) để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.
Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ là theo tập đồn và khơng theo tập đồn:
Kênh phân phối theo tập đồn có nghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng siêu thị của tập đồn này mà khơng cung cấp cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác.
Kênh phân phối khơng theo tập đồn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đồn mình cịn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.
Ngồi hai hình thức phân phối trên các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể phân phối sản phẩm của mình qua các khâu trung gian của hệ thống phân phối của nhà nhập khẩu, các trung tâm thu mua, các nhà bán buôn hoặc các nhà sản xuất khác của nước nhập khẩu. Tùy thuộc vào đặc điểm của hệ thống tổ chức phân phối ở mỗi nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu có thể chọn những kênh phân phối thích hợp nhất cho mỗi sản phẩm của mình để tiếp cận nhiều nhất với khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ mây tre đan có vai trị quan trọng
trong nền kinh tế. Đây là một hoạt động tăng thu ngoại tệ; phát triển làng nghề truyền thống; tạo thêm cơng ăn việc làm, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu nên kinh tế; góp phần phát triển du lịch địa phương; là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Hoạt động này chịu tác động bởi các nhóm nhân tố về kinh tê - văn hóa - xã hội; về cơ chế chính sách và mơi trường pháp lý; về thị trường và các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của doanh nghiệp.
2.3.5. Các quy định liên quan đến việc nhập khẩu sản phẩm mây tre đan của Hoa Kỳ.
2.3.5.1. Quy định về xuất xứ
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam khơng u cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp
41
xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
2.3.5.2. Quy định về hun trùng
Hun trùng ( Fumigation) là một phương pháp xử lý các loại mối mọt hoặc các sinh vật gây hại cho chất lượng của lô hàng đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ, các loại bao bì và các sản phẩm nơng sản trong đó có sản phẩm mây tre đan.
Quy định hun trùng sản phẩm mây tre đan của Hoa Kỳ: Loại chất: Khử trùng bằng Methyl Bromide (MB)
Nhiệt độ: tối thiểu khi thực hiện khử trùng không thấp hơn 100C. Về liều lượng: 50g/m3
2.3.5.3. Quy định về kiểm dịch thực vật
Tại Hoa Kỳ, Các thanh tra viên của Cơ quan Thanh tra sức khỏe Động Thực vật (một cơ quan thuộc bộ Nông nghiệp Mỹ) phải kiểm tra và chứng nhận tất cả các lô hàng trước khi khai báo Hải quan. Nếu có dấu hiệu của sâu hại hoặc dịch bệnh được phát hiện, sản phẩm có thể bị khử trùng (hoặc xử lý theo cách khác), bị trả lại nước xuất khẩu hoặc bị tiêu hủy.
2.3.5.4. Quy định về việc sử dụng hóa chất
a, Keo
Trong quá trình chế tác, rất nhiều bộ phận của sản phẩm được gắn, liên kết với nhau bằng keo dán. Với các sản phẩm từ mây, tre … keo cũng được sử dụng rất nhiều để dán, ép các thành phần lại với nhau. Có nhiều loại keo khác nhau trên thị trường, có thành phần phức tạp và có thể chứa các chất cấm sử dụng tại Hoa Kỳ như formaldehyde. Trường hợp sản phẩm có sử dụng keo chứa formaldehyde sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Vì vậy, trước khi mua keo doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm tại các phịng thí nghiệm uy tín được cơng nhận bới bên mua hàng để đảm bảo keo dán tuân thủ các yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng formaldehyde là một chất gây ung thư. Việc cấm sử dụng formaldehyde được đề cập trong Pháp lệnh về hóa chất cấm sử dụng của Đức và Luật định về sản phẩm tiếp xúc thực phẩm của Hoa Kỳ
b, Chất chống mốc, mọt
Do nhiều vật liệu chế tác được lấy từ thiên nhiên như mây, tre, cói… nên các hóa chất chống mốc mọt được sử dụng rất rộng rãi. Nhiều hóa chất chống mốc như các hóa chất thuộc nhóm Chlorinated Phenol (Pentachlorophenol - PCP,
42
Tetrachlorobenzen - TeCP, Trichlorobenzen - TCP ) bị cấm và kiểm soát rất chặt chẽ khi xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ.
PCP thuộc nhóm hóa chất cực độc và gây ung thư. Các hóa chất này bị hạn chế theo Phụ lục XVII của luật định REACH 1907/2006/EC và bị cấm tại một số quốc gia Châu Âu như Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch và Hoa Kỳ.
Cần lưu ý rằng trong q trình sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, hóa chất như Carbendazim thường được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm cho cây. Khi những cây này được thu hoạch, chúng được đặt gần với vùng nguyên liệu dùng cho hàng thủ công như tre và gỗ. Điều này có thể dẫn đến ô nhiễm chéo trong nguyên liệu và cần được lưu ý trong sản xuất vì dư lượng Carbendazim có thể được tìm thấy trên các nguyên liệu dùng để sản xuất hàng thủ công.
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng liều cao Carbendazim có thể gây vơ sinh và tiêu diệt các tinh hồn của động vật thí nghiệm. Carbendazim thuộc nhóm thuốc trừ sâu và không được vượt quá hạn mức quy định (hạn mức này thay đổi tùy theo sản phẩm.)
c, Sơn và phẩm màu
Quá trình trang trí, bảo quản…trên các sản phẩm mây tre đan thường sử dụng rất nhiều phẩm màu, sơn…Đây là một trong những nguồn có thể gây những ảnh hưởng có hại khơng mong muốn đến người tiêu dùng và địi hỏi việc kiểm sốt chất lượng hết sức nghiêm ngặt như:
Không thôi màu gây bẩn cho người sử dụng
Hàm lượng các chất phthalate có trong ngưỡng cho phép khơng?
Các phẩm màu hoặc sơn có chứa các phẩm nhuộm bị cấm khơng (như phẩm màu azo)
Có các chất cấm như các hợp chất thơm đa vịng (PAH) khơng? Có chứa formaldehyde khơng?
Hàm lượng chì có vượt ngưỡng cho phép khơng?
2.3.5.5. Quy định về đóng gói và nhãn mác
Nhãn mác hàng hóa của sản phẩm là để cung cấp các thơng tin cần thiết cho bên vận chuyển và những người xử lý hàng hóa như hải quan, nhà phân phối, người tiêu dùng.
Doanh nghiệp xuất khẩu có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cần lưu ý rằng ghi nhãn sản phẩm là việc quan trọng và được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Bởi vậy doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ cần lưu ý đến việc đóng gói và dán nhãn sản phẩm.
Một số sản phẩm có những quy định dán nhãn bắt buộc. Việc ghi sai hoặc thiếu nhãn sản phẩm theo quy định có thể bị từ chối nhập cảnh tại cảng, hoặc tệ hơn cịn bị phạt vì vi phạm các quy định ghi nhãn của Hoa Kỳ.
43
Nếu sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khảu hay nhà phân phối thì tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc phân phối phải được ghi trên bao bì cùng với các thơng tin về tên/nội dung sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà nhập khẩu hoặc phân phối, trọng lượng/khối lượng, số lượng tịnh (net) của sản phẩm.