Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 70)

5. Kết cấu khoá luận

2.6. Đánh giá tình hình xuất khẩu sản phẩm từ mây tre đan của Việt Nam sang

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.6.2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định

Phần lớn nguồn nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là nguyên liệu tại chỗ như mây, tre, lứa, đất sét, cói...phần nhập khẩu khơng đáng kể (trừ mặt hàng gỗ phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu). Để theo kịp xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi và đem lại sự sáng tạo cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã khai thác được các nguyên liệu mới mà thực chất đã rất quen thuộc với người dân như mành trúc làm từ hoa mía, các sản phẩm đan từ sợi lục bình hay cỏ tết bện...Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi trong khi khơng có kế hoạch phục hồi đang là nguy cơ rất lớn gây nên tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất trong tương lai. Nhiều khu rừng tre, trúc, vầu đang bị khai thác cạn kiệt. Chính vì vậy làm giá ngun liệu đầu vào ngày càng tăng lên, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh về giá cả. Nếu khơng có giải pháp kịp thời cho vấn đề này thì trong tương lai khơng xa Việt Nam sẽ giống như một số nước Châu á hiện nay là khơng cịn nguồn ngun liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

2.6.2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư

Vốn là yếu tố rất cần thiết cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng như bất kỳ loại hàng hóa nào. Đặc biệt, hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam được sản xuất chủ yếu là thủ công nên năng suất khơng cao, trình độ khoa học cơng nghệ cịn thấp nên rất khó đảm bảo chất lượng hàng thủ cơng mỹ nghệ từ khi sản xuất cho tới khi đến tận tay người tiêu dùng nước nhập khẩu. Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm như Việt Nam thì hiện tượng mối, mọt rất dễ xảy ra. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp càng phải đầu tư vốn mua thêm trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng cho sản phẩm mây tre đan Việt Nam đáp ứng với tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Hoa Kỳ.

Mặc dù hiện nay có một số địa phương đã thực hiện cho vay vốn qua chương trình khuyến nơng hoặc theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg, Nghị định 35/NĐ - CP như Hà Tây, An Giang, Hà Nam...tuy nhiên lượng vốn cho vay không được nhiều, mức độ ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính chưa đáng kể bởi khả năng tiếp cận còn hạn chế và nhiều bất cập trong thủ tục, điều kiện vay vốn (đảm bảo thanh toán, thời hạn vay, mức lãi suất). Doanh nghiệp sản xuất tại Hà Nam muốn vay tiền phải trải qua nhiều bước rất phức tạp: lập dự án, lãnh đạo xã ký xác nhận, huyện xác nhận, ngân hàng thẩm định (có khế ước của ngân hàng) sau đó lên Sở Công nghiệp duyệt, ban chỉ đạo quỹ khuyến nông thẩm định, rồi mới trình lên UBND tỉnh. Hơn nữa, khơng phải lúc nào cũng trình dự án ngay được. Thường thì theo đợt, một năm

58

2 lần. Một nguyên nhân mà phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ở Hà Nam không tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển đó là theo qui định của Nghị định 35/NĐ - CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ quy định danh mục sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì doanh nghiệp phải xuất khẩu trực tiếp 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Mặc dù phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân ở Hà Nam đều xuất khẩu hàng ra nước ngồi hơn 30%, có khi cả trăm phần trăm, nhưng đều qua trung gian (không xuất khẩu trực tiếp). Do vậy họ không được hưởng vay vốn ưu đãi theo Nghị định 35 của Chính phủ.

Hơn nữa, vẫn có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, doanh nghiệp tư nhân khơng dễ gì vay được tín chấp. Việc tiếp cận các nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển cũng trong tình trạng như vậy. Do đó những đơn hàng lớn hoặc đầu tư cho mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ hay hộ sản xuất còn rất hạn chế.

2.6.2.3. Qui mô sản xuất nhỏ, không đáp ứng được đơn hàng lớn

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được các doanh nghiệp EU đánh giá là có kiểu dáng phù hợp với thẩm mỹ của người dân EU nhưng thật đáng tiếc là nhiều nhà sản xuất Việt Nam đã phải từ chối các đơn hàng lớn vì năng lực sản xuất khơng đáp ứng nổi. Hầu hết các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đều rất nhỏ lẻ và như đánh giá của các nhà nhập khẩu EU là “thiếu chuyên nghiệp”. Hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu tại các làng nghề truyền thống theo phương thức sản xuất hộ gia đình. Chính vì vậy mà qui mơ sản xuất khá nhỏ nên không thể ký kết những hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn. Đến từ làng nghề gốm Bàu Trúc của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam á, ông Nguyễn Văn Tuyên, giám đốc công ty Gốm Bàu Trúc ấp ủ mong ước đưa sản phẩm gốm đặc trưng của dân tộc mình ra thị trường thế giới và nâng cao giá trị cho sản phẩm quê hương. Ơng Tun cho biết: “có sản phẩm Bàu Trúc bán ra thị trường trong nước thì chỉ có thể đưa giá 15.000 đồng, khi gặp khách hàng Pháp, họ trả chúng tôi đến 100USD/bình nhưng số nghệ nhân làm nghề của làng hiện chỉ coàn 20-30 người, để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu, năng lực của chúng tôi chỉ làm được 1500 sản phẩm/tháng - một con số quá nhỏ”. Trên thực tế, ông Tuyên đã phải từ chối nhiều đơn hàng lớn của khách hàng nước ngồi vì khơng thế đáp ứng được.

Trước thực trạng trên, các cơ sở sản xuất có thế liên doanh, liên kết, tạo khối liên ngành, thành lập các công ty cổ phần để thực hiện các đơn hàng lớn. Nếu như khắc phục được nhược điểm nhỏ bé về năng lực sản xuất, ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng rất lớn khi vươn ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

59

2.6.2.4. Nguồn nhân lực trình độ cịn thấp

Nói đến nguồn nhân lực phục vụ cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chúng ta có thể chia thành nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được đánh giá là rẻ, dồi dào, không mất nhiều thời gian đào tạo bởi phần lớn là do vừa học vừa làm, tự đào tạo. Bên cạnh đó, đây là những lao động rất khéo tay, chịu khó, ham học hỏi. Tuy nhiên, họ lại có những hạn chế lớn gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế nói chung như tác phong và tư duy của người sản xuất nhỏ, chưa quen với nền kinh tế thị trường và tác phong cơng nghiệp, thói quen mạnh ai nấy làm, thiếu sự chia sẻ và kỹ năng làm việc theo nhóm. Một hạn chế nữa của nguồn nhân lực phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu là thợ thủ công phổ thông, số lượng nghệ nhân và thợ thủ cơng có tay nghề cao nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành và nhu cầu của thị trường.

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn yếu về nghiệp vụ ngoại thương. Để ký kết và thực hiện tốt hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các nhân viên xuất nhập khẩu cần thực hiện tốt các giai đoạn từ đàm phán, ký hợp đồng xuất khẩu đến ký hợp đồng thu mua hàng hóa trong nước, rồi đến giai đoạn thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong các công đoạn trên công đoạn quan trọng nhất là thu thập thơng tin thị trường, tìm kiếm đối tác để ký các hợp đồng xuất khẩu. Đây cũng là khâu mà các nhân viên xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của ta yếu nhất. Bên cạnh đó, việc yếu về ngoại ngữ cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc tìm hiểu thị trường, thực hiện việc ký kết hợp đồng ngoại thương.

2.6.2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu cịn nhiều hạn chế

Thiếu thơng tin thị trường: Một trong những điểm yếu của sản xuất, xuất khẩu

hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Hoa Kỳ là khâu marketing xuất khẩu. Nó bao hàm từ việc nắm bắt các thông tin thị trường như nhu cầu (số lượng, chất lượng, mẫu mã, vòng đời sản phẩm...), giá cả, chính sách, luật lệ, phân phối, đối thủ cạnh tranh...đến việc quảng bá sản phẩm vào thị trường. Khả năng thực hiện marketing xuất khẩu của các đơn vị sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam quá yếu trong khi hỗ trợ của các cơ quan chức năng lại chưa thực sự trọng điểm. Việc nắm bắt các thông tin thị trường không tốt sẽ dẫn đến việc không dám quyết định hoặc quyết định không đúng trong sản xuất, xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu. Theo số liệu điều tra của dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ công nghiệp nông thôn Việt Nam của Bộ nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, có tới 84,9% làng nghề gặp khó khăn về thơng tin thị trường như thơng tin về

60

mẫu mã, giá cả, chất lượng...của hàng hóa cũng như xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường, bản sắc dân tộc và văn hóa đặc trưng riêng của từng thị trường nước thành viên của EU. Điều này là hạn chế chung của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ thơng tin từ phía Nhà nước hay các tổ chức chuyên nghiệp còn hạn chế.

Yếu về thiết kế kiểu dáng sản phẩm: Hàng thủ công mỹ nghệ là một thế mạnh

của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này mang lại giá trị thực thu cao. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam cịn yếu về khâu thiết kế kiểu dáng sản phẩm. Một khảo sát của Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, khi mà thị trường, nhất là thị trường các nước phát triển ngày càng bão hòa với các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ thì sản phẩm có giá rẻ lạ chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, chưa tạo được sức cạnh tranh. Vài năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam rất được người dân EU ưa chuộng do tính chất mới là và rẻ nhưng đến nay sức hấp dẫn đã bị giảm nhiều mà nguyên nhân chính là trong suốt thời gian qua rất nhiều mẫu mã của chúng ta khơng có sự thay đổi. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và nếu khơng có những thay đổi kịp thời xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ sang thị trường này có thể bị ảnh hưởng.

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt được những kết quả đáng kể về mặt kim ngạch xuất khẩu cũng như việc tạo được vị thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Nhưng đến nay, các doanh nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cịn đầu tư q ít cho nghiên cứu thị trường nhất là nghiên cứu thị trường dành riêng cho tạo mẫu và thiết kế. Hệ quả của việc này là rất nhiều hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam khơng có những cơng dụng rõ nét và chưa hướng tới những thị trường cụ thể.

Trong khi hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam cịn rất yếu về khâu thiết kế thì các đối thủ cạnh tranh được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà thiết kế cấp quốc gia gắn kết với khu vực hàng thủ công mỹ nghệ. Điển hình như trường hợp của Thái Lan, chính sách “một làng, một sản phẩm” do Thủ tướng Thaksin đề xuất cịn có một phần hỗ trợ về thiết kế cho sản xuất. Đồng thời cũng thành lập các việc lưu trữ các thiết kế của nhiều vùng, miền khác nhau, trong đó có cả những báo cáo về xu hướng thay đổi, sách thiết kế, catalô sản phẩm va lưu giữ cả những sản phẩm gốc. Hay các nước phát triển như Pháp, Đức...thì họ ln có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam để xuất khẩu như Công ty Sơn mài Mới, Cơng ty Khánh Hương...cũng có riêng một đội ngũ thiết kế sản phẩm theo

61

mẫu khách hàng yêu cầu. Đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học tập và cố gắng rất nhiều.

62

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRE

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)