1 Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 51 - 55)

5. Kết cấu khoá luận

2.4. 1 Kim ngạch xuất khẩu

Giai đoạn 2017 – 2021 là một giai đoạn nhiều biến động khơng chỉ Việt Nam mà tồn thế giới. Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung và đại dịch Covid 19 gây nhiều ảnh hưởng và thay đổi tới hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Sự lây lan mạnh mẽ của đại dịch Covid 19 khiến nhiều quốc gia phải thực hiện các chính sách giãn cách xa hội nghiêm ngặt trong hầu hết các lĩnh vực. Do đó mà các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa cũng bị ảnh hưởng khơng nhỏ. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng. Tuy nhiên nhìn chung về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2017-2021 vẫn đem lại nhiều giá trị tăng trưởng tích cục.

Biểu đồ 2.4. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục là bạn hàng lớn của Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021 khi quốc gia này liên tục mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam trong đó sản phẩm mây tre đan là mặt hàng có lợi thế về cả chất lượng, giá và mỗi quan hệ hữu nghị bền chặt giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu.

44

Bảng 2.7. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: Triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng

2017 45,224 -

2018 57,855 27.90%

2019 85,562 47.90%

2020 91,940 7.50%

2021 149,513 62.60%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Theo biểu đồ 2.5 và bảng 2.6 ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối cao (29,2%). Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan đạt 57,855 triệu USD, tăng 27,9% so với năm 2017. Đến năm 2019, sản lượng xuất khẩu cói đan tăng mạnh với mức tăng trưởng 47,9% để đạt 85,562 triệu USD. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao chỉ tăng 7,5% so với năm 2019 với kim ngạch 91,940 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2019- 2020 giảm một phần bởi chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới do dịch bệnh Coivd 19 gây ra dẫn đến cầu về sản phẩm mây tre đan cũng giảm đi. Tuy nhiên đến năm 2021 kim ngạch xuất khẩu mây tre đan đã tăng lên 149,513 triệu USD và dành lại tốc độ tăng trưởng 62,6%.

Để đạt được kết quả tăng trưởng như vậy là nhờ có sự lỗ lực khơng ngừng để mở rộng thị trường và phát triển mẫu mã sản phẩm của các làng nghề cũng như của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.

Theo thống kê, những năm gần đây, Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm hàng thủ cơng mỹ nghệ trong đó có sản phẩm mây tre đan. Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chỉ ở mức rất khiêm tốn so với tiềm năng phát triển.

Mặc dù chất lượng sản phẩm của Việt Nam khơng thua kém gì hàng của Thái Lan, Trung Quốc… nhưng hiện tại, Trung Quốc mới là nước cung cấp lớn nhất các sản phẩm mây tre đan vào Hoa Kỳ. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số vẫn sản xuất đúng theo kiểu thủ công, tức là thuê lao động nông thôn gia công sản phẩm theo mẫu. Rất ít doanh nghiệp có nhà máy để sản xuất hàng loạt nên có nhiều trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài sau khi xem sản phẩm thủ công

45

Việt Nam liền đặt hàng với số lượng khá lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không đáp ứng được.

2.4.2. Cơ cấu sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Theo thống kê, xuất khẩu mây tre đan sang Hoa Kỳ trong tháng 12/2020 đạt 26,085 triệu USD, tăng 144,% so với tháng 11/2020; tăng 60,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung trong năm 2020, xuất khẩu mây tre đan sang Mỹ đạt 228,59 triệu USD, tăng 56,1% so với năm 2019.

Xuất khẩu cói đan, tre đan sang thị trường Mỹ tăng so với năm 2020; ngược lại, xuất khẩu mây đan sang Hoa Kỳ giảm 1,8% năm 2020. Tính chung trong năm 2021, xuất mây đan, cói đan đan, tre đan sang Hoa Kỳ tăng.

Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo nhóm sản phẩm chính giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: Triệu USD

STT Nhóm sản phẩm 2017 2018 2019 2020 2021 1 Tre đan 7,849 9,718 12,570 14,874 8,446 2 Mây đan 3,606 4,016 8,047 7,002 12,033 3 Cói đan 25,707 35,079 50,632 49,370 94,248 4 Loại khác 8,062 9,042 14,313 20,694 34,786 5 Tổng 45,224 57,855 85,562 91,940 149,513

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Bảng 2.9. Cơ cấu sản phẩm mây tre đan xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: % STT Nhóm sản phẩm 2017 2018 2019 2020 2021 1 Tre đan 17.40% 16.80% 14.70% 16.20% 5.60% 2 Mây đan 8.00% 6.90% 9.40% 7.60% 8.00% 3 Cói đan 56.80% 60.60% 59.20% 53.70% 63.00% 4 Loại khác 17.80% 15.60% 16.70% 22.50% 23.30% 5 Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ www.trademap.org (2022)

Cơ cấu sản phẩm mây tre đan xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ được chia làm ba nhóm sản phẩm chính bao gồm có tre đan, mây đan, cói đan và một số loại khác như lục bình đan, bng đan…. Trong đó thì cói đan là mặt hàng có cơ cấu xuất khẩu nhiều nhất sang Hoa Kỳ với tỷ trọng tăng từ 56,8% năm 2017

46

lên 60,6% năm 2018. Nhưng đến năm 2019 và 2020 thì tỉ trọng xuất khẩu mặt hàng cói đan sang Hoa Kỳ lại bị giảm nhưng không nhiều xuống lần lượt 59,2% và 53,7%. Đến năm 2021, sản phẩm cói đan tiếp tục được nâng cao về số lượng xuất khẩu chiếm 63% trên tổng số sản phẩm mây tre đan xuất khẩu.

2.4.3. Hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức xuất khẩu đơn giản và có hiệu quả cao đối

với sản phẩm mây tre đan của Việt Nam. Sản phẩm này theo như đặc điểm vốn có của nó thì nó là sản phẩm truyền thống, mang tính dân tộc và đặc trưng cho dân tộc Việt Nam. Hình thức xuất khẩu tại chỗ hay nói cách khác là khách du lịch mua những vật phẩm lưu niệm của nước ta ngày càng được phát triển. Hình thức này được thực hiện thơng qua mạng lưới phân phối khắp đất nước. Hiện nay, các cửa hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống được mở ra rất nhiều nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và mua những sản phẩm đó. Xuất khẩu tại chỗ đang là thế mạnh của Việt Nam do nước ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên với nhiều khu du lịch nổi tiếng nên người nước ngoài đến thăm quan, làm việc và sinh sống rất nhiều, từ đó chúng ta sẽ xuất khẩu được nhiều hàng thủ cơng mỹ nghệ nói riêng. Hơn nữa, hình thức xuất khẩu tại chỗ khơng mất nhiều thời gian và chi phí trong việc giao dịch, đàm phán và cũng không cần phải vận chuyển ra khỏi quốc gia, đặc biệt sẽ không gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh, từ đó giá thành sản phẩm giảm đáng kể do chi phí cho các khâu đó khơng tốn kém nhiều.

Xuất khẩu trực tiếp: Đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ

công mỹ nghệ mây tre đan lớn, đã có uy tín trên trường quốc tế thì hầu như họ xuất khẩu theo hình thức trực tiếp. Hiện nay, các doanh nghiệp có khả năng thực hiện được theo hình thức này là những doanh nghiệp Nhà nước, một số là doanh nghiệp tư nhân như: Công ty xuất khẩu mây tre (Barotex), Cơng ty xuất khẩu Ninh Bình, Cơng ty xuất khẩu thương mại và dịch vụ Haprosimex…Các công ty này đã tự mình nghiên cứu thị trường, tiếp cận thơng tin, tìm đối tác và giao dịch trực tiếp với khách hàng.

Xuất khẩu gián tiếp: Hình thức xuất khẩu gián tiếp được các cơ sở sản xuất

vừa và nhỏ, mới tiếp cận với thị trường quốc tế, tiềm lực khơng lớn áp dụng vì họ khơng đủ khả năng và chi phí để tìm khách hàng. Thường thì qua các trung gian thương mại là các đại lý hay môi giới, qua trung gian họ sẽ không phải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như là các hoạt động giao tiếp và khuyếch trương sản phẩm. Ngoài các cơng ty vừa và nhỏ thì ngay tại các làng nghề truyền thống có các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cũng đã thực hiện theo hình thức này, họ bán cho các doanh nghiệp lớn ở trong nước hay nói khác đi là các doanh nghiệp lớn đi thu mua sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ để xuất khẩu

47

sang các nước khác. Các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức xuất khẩu gián tiếp thì chịu ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm do chi phí nhiều cho các khâu trung gian.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)