5. Kết cấu khoá luận
2.6. Đánh giá tình hình xuất khẩu sản phẩm từ mây tre đan của Việt Nam sang
2.6.1. Kết quả đạt được
2.6.1.1. Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống người dân
Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, hàng TCMN mây tre đan cịn có ý nghĩa xã hội to lớn. Sự phát triển của ngành đã thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,45 triệu người tại gần 2.500 làng nghề trên khắp đất nước, đồng nghĩa với việc số lao động thất nghiệp ở nông thôn ngày càng giảm, cuộc sống người dân được cải thiện và tệ nạn xã hội sẽ bớt đi, đặc biệt đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Hàng TCMN mây tre đan cũng đã góp phần hình thành nên đội ngũ lao động tri thức nhất là lao động nữ, các vấn đề về văn hóa-xã hội tích cực khác. Theo thống kê của HRPC năm 2020, hầu hết các công đoạn sản xuất sản phẩm thủ công do phụ nữ đảm nhiệm góp phần tạo cơng ăn việc làm cho họ trong lúc nông nhàn. Thu nhập từ nghề phụ này của lao động nữ ở một số làng nghề cao gấp 3 lần thu nhập do lao động nông nghiệp mang đến, điều này cũng giúp tăng cường tiếng nói và vai trị của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Hàng TCMN mây tre đan cịn có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh cho địa phương, giảm thiểu tình trạng di cư ra thành phố, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước.
2.6.1.2. Tạo ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế
Hàng TCMN đã thể hiện năng lực cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế với mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khá cao trong những năm qua, bình quân
56
khoảng 11,3%/năm giai đoạn 2017-2021, năm 2017 đến 2021 mặc dù bị tác động ít nhiều của suy thối kinh tế toàn cầu do dịch Covid 19 nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt hơn 400 triệu USD vào năm 2021. Thị trường xuất khẩu hàng TCMN mây tre đan ngày càng được mở rộng, ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, hiện hàng TCMN mây tre đan Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2.6.1.3. Thúc đẩy phát triển kinh tế
Bên cạnh ý nghĩa về thành tích xuất khẩu, hàng TCMN mây tre đan cịn mang lại giá trị gia tăng cao. Theo kết quả phỏng vấn sâu của VIETCRAFT, khoảng 95% các doanh nghiệp TCMN mây tre đan là các doanh nghiệp Việt Nam, như vậy trên 90% kim ngạch xuất khẩu được giữ lại trong nước cũng như gia tăng giá trị cho sản phẩm địa phương. Dù là các quốc gia công nghiệp phát triển hay đang phát triển đều coi trọng sự phát triển của ngành hàng này vì nó có vị trí, vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính phủ các nước rất quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển hàng TCMN bằng các chính sách trợ giúp, khuyến khích và ưu đãi. Sự phát triển của hàng TCMN mây tre đan đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước về kinh tế-xã hội và cũng là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế.
2.6.1.4. Góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái
Phát triển bền vững hàng TCMN mây tre đan xuất khẩu góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái vì tăng trưởng xuất khẩu gắn với việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Cần phải có cân nhắc nhất định khi quyết định khai thác tài nguyên xét cả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động khai thác sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN mây tre đan.
2.6.1.5. Góp phần quảng bá văn hóa dân tộc và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những địa điểm được các nước đưa vào danh sách lựa chọn để tổ chức các sự kiện lớn mang tính tồn cầu và khu vực trên hầu hết các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đây là những thuận lợi to lớn để chúng ta phát triển vị thế của mình trong quan hệ đa chiều của thời đại tồn cầu hóa hiện nay, và ngược lại cũng khơng ít trở ngại nếu khơng biết tận dụng cơ hội để phát huy lợi thế của “chủ nhà” trên cơ sở bảo tồn và giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp về văn hóa ra thế giới đồng thời cũng là cơ hội để phát triển du lịch Việt Nam ở mức và tầm cao hơn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hàng TCMN làm gia tăng sự hiểu biết, thân thiện,
57
quảng bá nền văn hóa của Việt Nam với các nước. Có lẽ khơng ngành kinh tế nào có cơ hội phát triển và đóng góp vào q trình hội nhập quốc tế như thế.