5. Kết cấu khoá luận
3.2. Cơ hội và thách thức xuất khẩu sản phẩm mây tre đan của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ
3.2.1. Cơ hội
Nhu cầu sản phẩm mây tre đan trên thị trường thế giới ngày một tăng, thị trường tiêu thụ rộng mở, xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu có khả năng chi trả cao.
Chính phủ đã có nhiều tháo gỡ khó khăn cho DN hoạt động xuất khẩu sản phẩm mây tre đan. Ngày 24/1/2000, Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra quyết định 132/2/2000/QĐ-TTg quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực như đất đai xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất, các chính sách về đầu tư tín dụng, thuế, lệ phí, hỗ trợ xúc tiến thương mại, Thơng tư số 61 của Bộ Tài Chính doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ chi phí hoạt động xúc tiến thương mại bằng 0,2 % kim ngạch xuất khẩu thực thu trong năm, Thông tư số 62 tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về chi hoa hồng mơi giới xuất khẩu, chi phí này được hạch tốn vào chi phí bán hàng của doanh nghiệp, đối tượng được hưởng hoa hồng xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp, các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngồi. Bên cạnh đó khó khăn về vay vốn ưu đãi đã được chính phủ khai thơng qua quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 về chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
Thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft) Theo Quyết định số 302/QĐ-BNV ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Đây là một cầu nối cho xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Từ nay VietCraft sẽ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực: mở rộng thị trường, phối hợp với các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế để tạo ra một môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp thành viên, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng và cạnh tranh, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, quản lý đến xúc tiến thương mại trên cơ sở các thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, Hiệp hội sẽ tích cực xây dựng các mối quan hệ mang tầm khu vực và thế giới nhằm nâng cao hình ảnh và tính cạnh tranh của
64
ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và ngành TCMN của Thái Bình nói riêng.
Xuất hiệu xu hướng sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện và bảo vệ môi trường như: nhà tre lắp ghép, bàn ghế ép…
Dự báo tình hình kinh tế xã hội cả nước có sự ổn định cao, tăng trưởng tốt, nền kinh tế thị trường đã bước đầu được hình thành và vận hành tốt, Chủ trương của nhất quán của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế cùng phát triển và cam kết phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân, mở rộng phát triển làng nghề. Năng lực và trình độ sản xuất của một số ngành đã tăng đáng kể, các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã dần thích nghi với thị trường quốc tế.
3.2.2. Thách thức
Cạnh tranh lao động với các làng nghề khác và các khu công nghiệp. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành TCMN mây tre đan còn thấp so với các ngành khác. Nguồn nguyên liệu do các địa phương đã khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dẫn đến tình trạng nguồn: tre, trúc, giang, nứa, mây... dần cạn kiệt. Hệ quả là hiện các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 50% mây từ Lào, Campuchia và Indonesia... Giá của nguyên liệu tre đã tăng lên từ 7000 tới 17000 đồng/cây chỉ trong vòng 2 năm gần đây. Trong khi đó, các ngành phụ trợ của Việt Nam hiện nay chưa phát triển, các nhà XK thường phải NK rất nhiều loại ngun liệu và phụ trợ từ nước ngồi, ví dụ như sơn mài PU và chất nhuộm màu để thực hiện các khâu hồn thiện sản phẩm. Vải có chất lượng cho sản xuất hàng thêu ren hầu như phải NK hồn tồn làm chi phí cho nguyên liệu chiếm từ 60 đến 80% chi phí sản xuất.
Mẫu mã dựa trên đơn đặt hàng từ người mua và có vẻ bề ngồi khá giống nhau. Hạn chế này xuất phát từ việc chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm mây tre đan, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề TCMN. Học nghề TCMN chủ yếu bằng phương pháp “truyền nghề” theo kinh nghiệm trong làng nghề hoặc gia đình.
Mạng lưới sản xuất kinh doanh sản xuất mây tre đan đa số nhỏ lẻ, nhiều cơ sở khơng có điều kiện tham gia XK trực tiếp, các đơn đặt hàng thường qua trung gian nên hạn chế phát triển...
Ngày càng thắt chắt hơn nữa các quy định về tiêu chuẩn nhập đối với các mặt hàng mây tre đây đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Các sản phẩm có sử dụng các koại keo ép thơng thường đều phải xuất trình các chứng nhận về thử test Formadehyle. Giá các loại Test này khá cao tại Thượng Hải - Trung Quốc chi phí cho 1 lần Test khoảng 130 USD, Test hàng cho trẻ em sẽ được thực
65
hiện duy nhất tại phịng Test WKI của Đức nhưng chi phí 1100 Euro/sản phẩm[27]. Ngồi ra cịn hàng loạt các khó khăn như vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thiếu mặt bằng để mở rộng sản xuất, điều kiện về cơ sở hạ tầng rất thấp kém; chi phí vận chuyển quá cao...