Yêu cầu về năng lực CNTT đối với giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ web 2 0 trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp (Trang 57 - 61)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.2. Yêu cầu về năng lực CNTT

2.2.1. Yêu cầu về năng lực CNTT đối với giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về “tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục giai đoạn 2013-2018. Thực hiện và quản lý các hệ thống thơng tin quản lí giáo dục trực tuyến và cơ sở dữ liệu của ngành”. Điều này vừa là sự “cởi trói”, tạo điều kiện để đƣa CNTT vào trƣờng học, vừa là yêu cầu, thách thức đội ngũ giáo viên trong việc tự trang bị, bồi dƣỡng năng lực CNTT phục vụ cơng tác giảng dạy. Hay nói cách khác, đây chính là cơ sở về chính sách quản lý thực tiễn dẫn đến việc tăng cƣờng sử dụng CNTT trong dạy học. Từ đó, giáo viên vừa có cơ sở, điều kiện, vừa có nhiệm vụ phải trau dồi, nâng cao năng lực CNTT của mình để đƣa vào các hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Bảng 2.1. Bảng mô tả các cấp độ năng lực CNTT của giáo viên

Phân loại Mô tả các cấp độ

Đọc hiểu: Hiểu công nghệ và các thành phần công nghệ

Hiểu các thuật ngữ công nghệ trong giao tiếp bằng lời

và ngôn ngữ viết

Sử dụng các ứng dụng phần mềm vi tính cơ bản Thao tác đƣợc các thiết bị đầu ra và đầu vào

Hợp tác: Chia sẻ ý tƣởng, làm việc hợp tác, hình thành mối quan hệ bằng cách sử dụng công nghệ

Tận dụng đƣợc các công cụ giao tiếp bằng ngôn từ

viết của cá nhân và hợp tác liên cá nhân

Chia sẻ thông tin điện tử với ngƣời học Giao tiếp liên cá nhân bằng thƣ điện tử

Quyết định: Sử dụng công nghệ trong những tình huống mới cụ thể

Áp dụng đƣợc các công cụ điện tử trong giải quyết

vấn đề

Thiết kế đƣợc những giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề thực tế

Phát triển những chiến lƣợc và ý tƣởng mới bằng

cách sử dụng các phần mềm vận dụng trí tuệ

Chuẩn bị đƣợc các bảng tính điện tử

Tạo ra đƣợc lịch làm việc, sổ tay địa chỉ và lịch học

Phân biệt: Chọn các giáo trình giảng dạy có sử dụng cơng nghệ, thích hợp với từng ngƣời học

Đánh giá các phần mềm điện tử và xác định tính hiệu

quả của phần mềm đối với từng kiểu học của ngƣời học, sinh viên

Phân biệt các nguồn đa truyền thơng, đa phƣơng tiện

thích hợp với sự phát triển của ngƣời học, độ tuổi, giới tính, văn hóa…

Đánh giá đƣợc điểm mạnh của những môi trƣờng Internet khác nhau để làm công cụ học tập của ngƣời học, sinh viên

Sử dụng đƣợc các phƣơng tiện điện tử để xây dựng nghiên cứu mới và nghiên cứu nội dung bài học

Tích hợp: Tạo ra các tài liệu giảng dạy sử dụng nhiều loại nguồn tài liệu liên quan đến công nghệ

Thiết kế, xây dựng và bổ sung những tài liệu giảng

dạy do giáo viên làm trên Internet cho các nội dung môn học

Thiết kế, xây dựng và bổ sung những tài liệu giảng

dạy dạng văn bản do giáo viên làm cho các nội dung môn học

Thiết kế, xây dựng và bổ sung những bài trình bày có

minh họa cho các nội dung mơn học

Cân nhắc việc sử dụng công nghệ để tiếp cận những

đa trí thơng minh (multiple intelligences)

Tập trung vào việc học của ngƣời học, sinh viên bằng

cách sử dụng những tài liệu giảng dạy tích hợp Ứng dụng cơng

nghệ: Nghiên cứu về công nghệ và giá trị của nó đối với xã hội

Bảo vệ bản quyền và luật sử dụng công nghệ

Tranh luận các vấn đề xoay quanh tính hợp pháp và

đạo đức khi sử dụng công nghệ

Cân nhắc những hậu quả của việc sử dụng cơng nghệ

khơng thích hợp

Nguồn: Tomei (2003)

Trong phạm vi đề tài “Biên soạn chƣơng trình và chuẩn kiến thức, kỹ năng về CNTT cho sinh viên sƣ phạm”, nhóm nghiên cứu của đề tài này đã thực hiện khảo sát trên 52 giáo viên về tầm quan trọng của CNTT&TT trong dạy học ở trƣờng phổ thông. Kết quả thu đƣợc:

- 100% GV phổ thông đƣợc hỏi đều cho rằng CNTT&TT rất tốt trong việc “cung cấp các cơng cụ và nguồn tài ngun gía trị để hỗ trợ cho việc học tập của HS”;

- 96,2% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “Việc ứng dụng CNTT&TT làm tăng cơ hội phát triển kỹ năng CNTT&TT của HS”;

- 90,4% cho rằng “CNTT&TT có ảnh hƣởng lớn tới việc lựa chọn nội dung và phƣơng pháp học tập của HS”;

- Trên 80% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “Việc sử dung CNTT&TT tạo điều kiện thuận lợi phát huy phƣơng pháp dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm”;

- 21,2% ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “CNTT&TT làm hạn chế một số tính tích cực của mơi trƣờng dạy học truyền thống (giao tiếp trực tiếp giữa ngƣời với ngƣời, trí tƣởng tƣợng…)”

Cũng từ kết quả của nghiên cứu này, nhóm tác giả đƣa ra kết quả về mức độ ứng dụng CNTT&TT trong các bài giảng. Kết quả thu đƣợc:

- 94,2% GV đƣợc hỏi đã “tích cực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học”;

- 26,9% GV cho rằng họ sẵn sàng sử dụng CNTT&TT nhƣng điều kiện, hồn cảnh chƣa cho phép;

- Chỉ có 1,9% GV thấy “chƣa cần thiết phải sử dụng CNTT” và “chƣa ứng dụng CNTT&TT trong dạy học”.

Khi đi sâu vào khảo sát tần suất sử dụng Phần mềm dạy học của giáo viên phổ thông, đề tài đã chỉ ra:

Bảng 2.2: Tần suất sử dụng các Phần mềm dạy học của GV phổ thông

Hàng ngày Một vài lần/tuần Một vài lần /tháng Ít nhất 1 lần /học kỳ Không làm

Yêu cầu HS tìm kiếm thơng tin, tài liệu liên qua mạng phục vụ việc học tập

13,5 34,6 28,8 11,5 5,8

Hình thành và phát triển kỹ

năng về CNTT&TT cho HS 11,5 28,8 23,1 19,2 9,6

Soạn bài giảng 46,2 23,1 17,3 7,7 1,9

Tạo ra các tình huống/ vấn đề thúc đẩy HS phải thu thập, phân tích thơng tin để giải quyết

19,2 21,2 30,8 15,4 7,7

Thiết kế các hình thức kiểm

tra đánh giá khác nhau 13,5 17,3 30,8 19,2 13,5 Tạo môi trƣờng học tập linh

CNTT&TT hỗ trợ HS tƣơng tác, chia sẻ, cùng nhau học tập Hƣớng dẫn HS sử dụng các công cụ tƣơng tác (email, chat…)

15,4 11,5 13,5 28,8 25

Giúp HS tạo các bài trình chiếu các kết quả phân tích của nhóm/lớp bằng các công cụ khác nhau

7,7 9,6 25 28,8 25

Từ những số liệu khảo sát đƣợc cung cấp từ đề tài trên, có thể bƣớc đầu nhận định rằng: Đội ngũ giáo viên đã có nhận thức khá đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng các phƣơng tiện kỹ thuật, đặc biệt là các công cụ trên nền tảng CNTT&TT trong hoạt động dạy học. Phần đông đội ngũ giáo viên cũng có nhu cầu và mong muốn đƣợc sử dụng các phƣơng tiện công nghệ để hỗ trợ các hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan (hầu hết là do điều kiện cơ sở vật chất, phòng ốc và số lƣợng thiết bị chƣa đủ đáp ứng với quy mô học sinh; do GV và HS chịu áp lực lớn của thời lƣợng tiết học; do thói quen sử dụng), tần suất sử dụng phƣơng tiện cơng nghệ cịn thấp, chƣa xứng tầm với mong đợi của chính ngƣời giáo viên. Các loại cơng cụ và chức năng sử dụng cịn rất cơ bản, chƣa đƣợc khai thác hết khả năng cung cấp của hệ thống CNTT phục vụ dạy học. Từ đó kết luận rằng: Cần có những thiết kế để hỗ trợ ngƣời giáo viên tăng cƣờng việc sử dụng các phƣơng tiện CNTT vào dạy học mà vẫn phù hợp với điều kiện thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ web 2 0 trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp (Trang 57 - 61)