6. Cấu trúc của Luận văn
3.1. Quy trình và nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học
3.1.1. Quy trình dạy học
Cách tiếp cận truyền thống trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu chỉ cung cấp cho ngƣời học cơ hội để sử dụng từng đơn vị kiến thức đƣợc học vào việc trả lời câu hỏi và tạo lập văn bản dƣới dạng viết bài luận trên giấy. Cách thực hiện nhiệm vụ học tập truyền thống cũng khơng cho phép ngƣời học có cơ hội nhận đƣợc nhiều lƣợt phản hồi về sản phẩm của quá trình học tập, đồng nghĩa với việc hạn chế trong khâu tổ chức thực hành, rèn luyện, tổng hợp những kiến thức đã thu nhận đƣợc để hình thành các năng lực cần đạt. Quy trình tổ chức hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập đó đƣợc mơ hình hóa nhƣ sau:
Sơ đồ 3.1: Mơ hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập truyền thống
Sự tham gia của công nghệ Web 2.0 vào quá trình dạy học sẽ làm tăng cơ hội xây dựng các hoạt động học tập theo hƣớng tích hợp:
Sơ đồ 3.2: Mơ hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập trong dạy học tích hợp có sự tham gia của cơng cụ web
Khi mơ hình này đƣợc sử dụng trong việc dạy học tích hợp mơn Ngữ văn, có thể thấy:
- Phạm vi các văn bản, tác phẩm để học sinh phân tích, đọc hiểu, cảm thụ đƣợc mở rộng hơn so với dung lƣợng thƣờng thấy khi đƣợc đƣa vào sách giáo khoa. Cơ hội đa dạng hóa sự lựa chọn văn bản tác phẩm cũng nhƣ thông tin về các yếu tố văn hóa, lịch sử, triết lý… để hƣớng tới phát huy khả năng tiếp nhận tác phẩm bằng mỹ cảm ngôn từ cũng lớn hơn. Đây là biểu hiện rõ nét cho khâu lựa chọn nội dung học tập, huy động các đơn vị kiến thức cần thiết để giải quyết nhiệm vụ học tập theo quan điểm tích hợp.
- Đa dạng hóa hình thức trình bày sản phẩm của học sinh. Ngồi cách viết bài luận truyền thống, học sinh có thể thực hiện các phần trình chiếu hỗ trợ thuyết trình, video phân tích tác phẩm, web trƣng bày bài viết, thiết kế sách điện tử… Việc làm này khơng chỉ kích thích hứng thú học tập cùng khả năng sáng tạo mà còn tạo cơ hội hình thành các năng lực tạo lập văn bản ngoài viết văn bản, nhƣ: tạo lập văn bản bằng lời nói – thuyết trình, tạo lập văn bản bằng hình ảnh – video, tạo lập văn bản bằng thông tin đồ họa – thiết kế sách điện tử, poster…Điều đó tạo điều kiện cho học sinh luyện tập sử dụng hiệu quả những phƣơng tiện giao tiếp khác chữ viết nhƣ hình ảnh, biểu tƣợng, ký hiệu, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu,...
- Việc xuất bản trực tuyến vừa là một chiến lƣợc thúc đẩy động cơ học tập bằng cách tập trung vào tâm lý mong muốn tự khẳng định mình của lứa tuổi học sinh, vừa là cách thức hữu hiệu cho giải pháp của việc “chép văn mẫu” khá phổ biến trong môn văn.
- Các sản phẩm của học sinh đƣợc chia sẻ và tổ chức tƣơng tác, phản hồi trên nền tảng của mạng xã hội hay các hệ thống quản lý môn học điện tử. Học sinh đƣợc có cơ hội kiểm chứng các kiến thức, thơng tin mà mình thu nhận đƣợc, từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động dạy học đƣợc tổ chức theo tinh thần chia sẻ và trải nghiệm.
- Khả năng lƣu trữ khổng lồ của web 2.0 cũng cung cấp không gian lƣu trữ cho việc tạo các bộ hồ sơ sản phẩm học tập của học sinh. Đây là yếu tố then chốt để làm cơ sở cho việc đánh giá sự hình thành năng lực ở ngƣời học trong suốt quá trình. Yếu tố này tiêu biểu cho quan điểm đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học.
- Các hoạt động học tập đƣợc đa dạng hóa. Theo đó, trong một chu trình của việc thực hiện nhiệm vụ học tập, ngƣời học đƣợc trải qua các khâu khác nhau để tiến tới chủ động lĩnh hội kiến thức. Sự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức đƣợc thiết kế để mang tính cá nhân hóa cao, dựa trên khả năng của từng ngƣời học. Khơng chỉ có kiến thức đƣợc tĩnh lũy qua các hoạt động học tập mà học sinh đƣợc “học qua làm”. Chính “làm” trong q trình học sẽ thể hiện khả năng thực hiện của ngƣời học, hay nói cách khác, ngƣời học đƣợc hình thành năng lực và bộc lộ năng lực của mình.
- Bốn nhóm cơng cụ Web 2.0 tham gia vào các bƣớc của quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập: Các cơng cụ tìm kiếm, cơng cụ xây dựng kho học liệu chung có thể đƣợc sử dụng để hỗ trợ ngƣời học huy động kiến thức; Nhóm các cơng cụ cho phép ngƣời học tạo các sản phẩm học tập dƣới nhiều định dạng; Các công cụ xuất bản trực tuyến, hỗ trợ truyền thông hỗ trợ chia sẻ sản phẩm học tập; Các công cụ tạo môi trƣờng giao tiếp xã hội, các công cụ quản
lý lớp học sẽ hỗ trợ cho hoạt động nhận xét – đánh giá đa chiều nhằm kiểm chứng kiến thức.Các chức năng của mỗi loại công cụ Web sẽ quyết định công cụ ấy phù hợp hỗ trợ cho hoạt động học tập nào trong quy trình này.
- Không giống nhƣ việc sử dụng các ứng dụng tạo thí nghiệm mơ phỏng đặc trƣng cho lĩnh vực thực nghiệm trong việc dạy học các môn Khoa học Tự nhiên, mơn Ngữ văn khơng có ứng dụng Web đặc thù tƣơng ứng. Việc lựa chọn sử dụng công cụ đƣợc thực hiện trên cơ sở ngƣời dùng (ở đây là cả giáo viên và học sinh) tìm thấy các chức năng của cơng cụ tƣơng ứng với mục đích sử dụng trong từng hoạt động học tập.
3.1.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học tích hợp có sử dụng cơng cụ Web 2.0 Web 2.0
Dựa trên những tìm hiểu, khảo cứu về cơ sở lý luận cũng nhƣ những quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy để đảm bảo việc sử dụng công cụ Web 2.0 nhằm hỗ trợ việc dạy học môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp, cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Đảm bảo việc dạy học thực hiện đầy đủ những mục tiêu hình thành năng lực cần đạt cho người học
Đây là nguyên tắc đầu tiên cho mọi hoạt động dạy học, dù đƣợc tiếp cận từ nhiều quan điểm tổ chức dạy học khác nhau. Đặc biệt, với quan điểm dạy học tích hợp, nhƣ đã phân tích ở chƣơng I, việc xác định nội dung dạy học – cách thức triển khai tổ chức hoạt động học tập – thực hiện nhiệm vụ học tập đều đƣợc căn cứ dựa trên mục tiêu năng lực cần hình thành ở ngƣời học.
- Nhiệm vụ học tập vừa đảm bảo tính sư phạm, vừa mang ý nghĩa thực tiễn
Nhiệm vụ học tập sẽ là điều mấu chốt để từ đó học sinh huy động các đơn vị kiến thức, tổ chức lộ trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện các kỹ năng.
Vì vậy, để việc học mang tính thực tiễn, thì nhiệm vụ học tập cũng cần có tính thực tiễn. Bên cạnh đó cũng khơng thể xa rời mục đích và ý nghĩa sƣ phạm.
- Đảm bảo thống nhất giữa tính khoa học và tính nghệ thuật của mơn học
Ngữ văn là một mơn học đƣợc kết hợp hài hịa giữa ngành khoa học về ngơn từ và tính nghệ thuật của văn chƣơng. Vì vậy, việc sử dụng các cơng cụ hỗ trợ dạy học cần đƣợc giáo viên tính tốn một cách hợp lý, tránh làm mất đi tính nghệ thuật của môn học.
- Tranh luận, phản biện phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng, xây dựng, góp phần định hướng văn hóa ứng xử trong thế giới mạng.
Một điều đƣơng nhiên sẽ xảy ra trong khi trao đổi về những quan điểm cá nhân, đó là việc gặp phải những ý kiến trái chiều. Thậm chí, việc đƣa ra những ý kiến trái chiều cũng chính là nội dung của bài học (thao tác lập luận bác bỏ). Cách phản biện một ý kiến, quan điểm hay cách ứng xử trƣớc những ý kiến phản biện cũng là những điều nên biết và cần biết trong giao tiếp xã hội. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra có nguồn gốc là những bất đồng quan điểm và tranh cãi trong thế giới mạng, gây ra những hậu quả thật. Bởi vậy, cần thiết lập một quy định về việc tranh luận, phản biện trong “lớp học ảo” phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tôn trọng và xây dựng, khơng “gây war”. Từ đó, dần dần sẽ tạo cho học sinh thói quen bình luận một cách có văn hóa trong thế giới mạng.
- Tạo một môi trường học tập – cộng đồng học tập công khai
Khi sử dụng nền tảng công nghệ để xây dựng một cộng đồng học tập, mặc dù đa phần các công cụ ấy cung cấp các chức năng quản lý sự riêng tƣ, nhƣng ngƣời sử dụng nên để “lớp học” của mình ở chế độ cơng khai. Đó là nơi những ngƣời tham gia vào lớp học đƣợc ghi danh và công khai những phát biểu, ý kiến của mình để những ngƣời cùng học có thể thấy và trao đổi. Điều đó giúp họ chịu trách nhiệm với ngơn từ của mình, cũng nhƣ tạo ra mơi trƣờng tƣơng tác chung tốt hơn.
Có thể đồng thời tạo lập một group mang tính chất “thảo luận nội bộ” và một page mang tính chất “truyền thơng và quảng bá”. Khi đó, những trao đổi trong nhóm khơng đƣợc tùy ý sử dụng, đăng tải ở những trang khác để tạo cho những ngƣời tham gia thảo luận tâm lý đƣợc bảo vệ, thoải mái khi phát biểu ý kiến. Việc đăng tải trên trang quảng bá có thể đƣợc coi nhƣ một hình thức khen ngợi, tun dƣơng, khích lệ những ý tƣởng, phát biểu xuất sắc.
- Chia sẻ quyền quản lý ―lớp học ảo‖
Việc tự mình quản lý tồn bộ “lớp học ảo” có thể khiến ngƣời giáo viên trở nên quá tải, đồng thời có thể khiến học sinh cảm thấy mình bị ép buộc. Giáo viên có thể có những quy định về việc giao một phần quyền quản lý đăng tải nội dung, quản lý “lớp học trực tuyến” cho học sinh. Điều này vừa giảm bớt khối lƣợng công việc cho ngƣời dạy, vừa tạo cho học sinh thói quen và tinh thần làm việc trách nhiệm, trau dồi năng lực tự tổ chức và quản lý.
- Không áp đặt sử dụng một công cụ tối ưu
Đối với mơ hình dạy học này, ngƣời học có cơ hội sử dụng đa dạng các công cụ để thực hiện các nhiệm vụ học tập, trình bày sản phẩm học tập dƣới nhiều định dạng khác nhau. Khi đƣa các công cụ Web 2.0 vào hỗ trợ ngƣời học tạo ra các sản phẩm học tập, giáo viên có thể giới thiệu công cụ chứ không nên chỉ định công cụ. Các công cụ mới ra đời liên tục và các công cụ cũ cũng không ngừng đƣợc nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng. Vì vậy, khơng có cơng cụ nào là tối ƣu, phù hợp với mọi ngƣời và không thể bị thay thế.Việc hình thành cho ngƣời học tƣ duy sử dụng công cụ công nghệ quan trọng hơn việc có khả năng sử dụng thật tốt một cơng cụ tối ƣu duy nhất.