Số hóa tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ web 2 0 trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp (Trang 64)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.3. Khả năng sửdụng Web 2.0 trong dạy học Ngữ văn

2.3.1. Số hóa tác phẩm văn học

Với điều kiện sách giáo khoa đƣợc in trên giấy nhƣ hiện nay, học sinh thƣờng đƣợc tiếp xúc với các đoạn trích của tác phẩm, đặc biệt là các tác phẩm truyện. Việc đƣợc đọc toàn tác phẩm hay liên kết với chùm các tác phẩm cùng chủ đề, cùng tác giả phụ thuộc vào việc tìm kiếm của cá nhân học sinh tại thƣ viện hoặc thông qua sƣu tầm. Năng lực phục vụ của các thƣ viện trƣờng học cũng khó có thể cung cấp các tác phẩm mở rộng ngoài sách giáo khoa cho từng học sinh. Điều này vơ hình chung lại đem tới cản trở trong việc tiếp cận tác phẩm văn học do thiếu cái nhìn bao qt về tác phẩm. Đây cũng chính là điểm để các công cụ Web 2.0 phát huy thế mạnh để hỗ trợ học tập. Với khả năng lƣu trữ khổng lồ của cơng nghệ điện tốn đám mây cùng với các liên kết, siêu liên kết, giáo viên có thể dễ dàng tạo ra hệ thống các văn bản, tác phẩm đƣợc liên kết với các tác phẩm mà học sinh cần tìm hiểu. Khi đó, dung lƣợng vật lý của tác phẩm khi giới thiệu với học sinh có cơ hội đƣợc mở rộng hơn. Việc giới thiệu các tác phẩm đọc thêm để học sinh có cái nhìn khái qt đƣợc phong cách của tác giả và hơi thở của cả giai đoạn lịch sử văn học đƣợc thực hiện dễ dàng qua thao tác của các liên kết dữ liệu số. Đặc biệt, trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trƣơng xây dựng chƣơng trình mơn học thống nhất và trao quyền cho các trƣờng đƣợc lựa chọn bộ sách giáo khoa thì cơng cụ Web 2.0 có thể đƣợc các nhà trƣờng và giáo viên sử dụng để làm đa dạng hơn sự lựa chọn của sách giáo khoa.

2.3.2. Xây dựng môi trường tiếp nhận tác phẩm văn học

Các công cụ chia sẻ trực tuyến của Web 2.0 có khả năng cung cấp tức thời các văn bản ở nhiều định dạng, trong đó nổi bật là các định dạng về kênh tiếp nhận âm thanh và hình ảnh. Khả năng này cho phép ngƣời giáo viên thiết kế các hoạt động bổ sung các yếu tố ngoài văn bản nhƣ âm nhạc, hình ảnh để tác động vào đa giác quan của ngƣời học, tăng tính trực quan của bài dạy. Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn, việc bổ sung thêm các yếu tố về âm nhạc, hình ảnh sẽ làm phong phú hơn môi trƣờng, không gian để tổ chức tiếp nhận văn

bản. Ví dụ nhƣ: Cho học sinh nghe tiếng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trƣờng Ba Đình ngày 2/9/1945, trong đó có cả câu nói lịch sử của Bác “tơi nói đồng bào nghe rõ khơng?” và tiếng trả lời của biển ngƣời trong ngày lịch sử đó giúp tái hiện phần nào tạo ra bầu khơng khí lịch sử của dân tộc, tạo tiền đề tâm lý thuận lợi cho quá trình tìm hiểu và tiếp nhận văn bản. Hay cho học sinh xem những video, hình ảnh, phóng sự về trải nghiệm những lễ hội ngày xuân của đồng bào H‟Mông tại các tỉnh miền núi phía Bắc là cách để học sinh cảm nhận sâu sắc hơn sự đối lập giữa cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp, cuộc sống tự do trên miền núi đá với cuộc sống tù túng của cái nhà tù vơ hình trong cuộc đời Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Những file hình ảnh, video nhƣ vậy dễ dàng có thể tìm thấy và đƣợc cung cấp bới những ngƣời dùng cùng đóng góp qua cơng cụ Youtube (Youtube cũng là cơng cụ có mức phổ biến cao nhất đƣợc sử dụng hỗ trợ dạy học trong các năm 2016-2017 theo thống kế của Centre for Learning and Performance Technologies (C4LPT) [30].

2.3.3. Sử dụng công cụ chia sẻ xã hội, tương tác trong hoạt động dạy học

2.3.3.1. Dạy học trên lớp

Trong các giờ học trên lớp, giáo viên có thể sử dụng các cơng cụ chia sẻ xã hội và tƣơng tác để kết nối với các chuyên gia, giáo viên và học sinh từ nhiều nơi trên thế giới. Thông qua Skype, Zoom, Google Duo và các cơng cụ có chức năng video call khác (gọi thoại có hình ảnh), các lớp học có thể đƣợc kết nối, phá bỏ giới hạn không gian địa lý của lớp học, đem đến sự kết nối linh hoạt. Đơn cử nhƣ khi dạy học truyện cổ tích Tấm Cám và đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxay (trích Sử thi Đăm Săn), một lớp học ở Hà Nội và một lớp học ở Tây Nguyên có các học sinh là ngƣời Ê-đê đƣợc kết nối qua công cụ Skype. Điều này giúp cho học sinh của 2 lớp học này chia sẻ với nhau về những yếu tố văn hóa đặc trƣng của tộc ngƣời mình để từ đó cung cấp những cứ liệu văn hóa để giải mã tác phẩm.

2.3.3.2. Dạy học phối hợp (Blended Learning)

Dạy học phối hợp (blended learning) cho phép đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Việc học sinh sử dụng máy tính cá nhân và các công cụ trực tuyến để thực hiện các nhiệm vụ học tập ngay trên lớp là điều có thể thực hiện đƣợc với mơ hình dạy học phối hợp. Các công cụ khảo sát nhƣ Tricider, Google form, SurveyMokey… đƣợc giáo viên sử dụng để tạo các cuộc khảo sát trƣớc giờ lên lớp để đánh giá mức độ kiến thức nền hay hiểu biết hiện có của ngƣời học. Sau đó, chính những kết quả này sẽ đƣợc sử dụng tại lớp học nhƣ những câu hỏi đặt vấn đề cần giải quyết của giờ học. Ví dụ nhƣ: Trƣớc giờ học về Thực hành nghị luận về một vấn đề xã hội, giáo viên đƣa ra một cuộc khảo sát lấy ý kiến học sinh trong lớp về chủ đề “Đại học là con đƣờng duy nhất và ngắn nhất để đi tới thành công?”. Học sinh sẽ tham gia nêu ra các quan điểm, lý do mình ủng hộ hay phản đối quan điểm này. Sự bình luận, thảo luận của học sinh sẽ cung cấp đƣợc những thông tin ban đầu về các luận điểm mà ngƣời học dự định sẽ nêu ra trong bài viết. Những luận điểm và ý kiến này sẽ đƣợc phân tích kỹ hơn trong giờ thực hành trên lớp.

2.3.3.3. Trong hoạt động tự học

Với khả năng kết nối với nguồn học liệu phong phú của Web 2.0, giáo viên cịn có thể sử dụng các cơng cụ kết nối xã hội để hƣớng dẫn học sinh khai thác nguồn tài liệu và tự học. Đối với mơn Ngữ văn, mỗi học sinh có thể đƣợc hƣớng dẫn tự lập một hồ sơ mơn học cá nhân, trong đó lƣu trữ, đăng tải các bài viết, bài phân tích tác phẩm do chính học sinh đó thực hiện. Hồ sơ này đƣợc thiết lập trên các trang chia sẻ xã hội nhƣ LinkIn, Google+… để giáo viên và những ngƣời học khác có thể cùng chia sẻ, nhận xét với tác giả.

2.3.3.4. Trong hoạt động kiểm tra đánh giá

Theo cách đánh giá thƣờng thấy trong môn Ngữ văn, có 2 hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng đƣợc sử dụng là kiểm tra miệng đầu giờ và kiểm tra

giá ngƣời học, các công cụ chia sẻ xã hội, tƣơng tác sẽ cung cấp cho hoạt động kiểm tra đánh giá những khả năng thực hiện đánh giá theo quá trình và theo hƣớng định lƣợng hóa. Đơn cử nhƣ: khi những bài viết của phân môn Tập làm văn, những bản báo cáo sản phẩm của học sinh đƣợc chia sẻ trên hệ thống mạng xã hội học tập của lớp học (với nền tảng của Edmodo, Facebook, Google+…) mỗi học sinh sẽ nhận đƣợc những phản hồi từ phía những ngƣời đọc là những ngƣời học khác. Điều này thể hiện sự đa phƣơng hóa chủ thể thực hiện đánh giá, giảm bớt sự chủ quan trong đánh giá của một cá nhân duy nhất là giáo viên. Đồng thời, ngƣời học cũng có cơ hội phản biển, bổ sung, chỉnh sửa những bài viết đã thực hiện, cho thấy khả năng tự đánh giá và tự hồn thiện của ngƣời học. Q trình đó đƣợc hệ thống lƣu lại, cùng với các khảo sát ngắn sẽ tạo nên thói quen đánh giá thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình học.

2.3.4. Phát triển các kỹ năng đặc thù của môn Ngữ văn

Bản chất tự nhiên của môn Ngữ văn là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Việc sử dụng các công cụ Web 2.0, đặc biệt là các công cụ mạng xã hội trong việc tạo lập những không gian giao tiếp trong thế giới mạng sẽ giúp tăng cơ hội đƣợc đặt việc học Ngữ văn vào trong mơi trƣờng giao tiếp xã hội. Từ đó có thêm cơ hội để thực hiện thực hành các kỹ năng đặc thù của mơn Ngữ văn nhƣ bình luận, lập luận. Đặc biệt, tính chất tƣơng tác đẳng thời của các công cụ mạng cho phép nhiều ngƣời học cùng tham gia thực hành các thao tác lập luận, bình luận với những ý kiến trái chiều. Việc làm này khiến quá trình lập luận trở nên đa chiều và phong phú hơn nhiều so với cách thực hiện truyền thống.

Tiểu kết chƣơng 2:

Nhƣ vậy, trong chƣơng II, chúng tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày về cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học môn Ngữ văn theo quan điểm tích hợp. Những vấn đề chính đã đƣợc trình bày là:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thơng qua Chƣơng trình tổng thể Chƣơng trình giáo dục phổ thơng. Đó là cơ sở để xây dựng chƣơng trình mơn học mơn Ngữ văn trong thời gian tới, là cơ sở pháp lý đặt ra yêu cầu phải đổi mới dạy và học môn Ngữ văn. Qua phân tích những u cầu của Chƣơng trình tổng thể và định hƣớng xây dựng chƣơng trình mơn học mơn Ngữ văn, chúng tơi nhận thấy rằng việc huy động các nguồn lực kiến thức để hình thành năng lực ngôn ngữ và văn học ở ngƣời học, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy – học không chỉ là những yêu cầu của đổi mới giáo dục mà còn phù hợp với quan điểm về dạy học tích hợp và ý tƣởng sử dụng cơng cụ Web 2.0 vào dạy học đƣợc đƣa ra trong Luận văn này.

- Hệ thống các văn bản đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã xác định nhiệm vụ tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong dạy học đối với giáo viên và những năng lực công nghệ thông tin – tin học cần đạt đƣợc đối với học sinh. Qua kết quả của các cuộc khảo sát, những năng lực CNTT ở giáo viên và học sinh đều nhận đƣợc sự mong đợi cao, là nhu cầu thực tế của xã hội. Vì vậy, Luận văn nhận thấy có đƣợc sự ủng hộ của xã hội và các cơ sở pháp lý trong việc đƣa các ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ dạy học và tạo cơ hội cho ngƣời học đƣợc học tập trong môi trƣờng công nghệ nhiều hơn nữa.

- Chỉ ra những khả năng để các cơng cụ Web 2.0 có thể tham gia vào quá trình dạy học, từ việc hỗ trợ xây dựng học liệu, tạo dựng khơng gian văn hóa trực quan để tạo tiền đề tâm lý cho quá trình tiếp nhận văn bản, tổ chức đa dạng hóa hình thức dạy học qua hệ thống công cụ tƣơng tác trực tuyến đến hỗ trợ phát triển các kỹ năng đặc thù của mơn Ngữ văn.

Những trình bày trong chƣơng 2 là những luận điểm quan trọng để Luận văn đƣa ra khả năng sử dụng công cụ Web 2.0 trong dạy học môn Ngữ văn THPT theo quan điểm tích hợp và các thiết kế cụ thể đƣợc trình bay ở chƣơng sau.

CHƢƠNG 3

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NGỮ VĂN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VỚI CƠNG CỤ WEB 2.0

3.1. Quy trình và nguyên tắc tổ chức hoạt động dạy học

3.1.1. Quy trình dạy học

Cách tiếp cận truyền thống trong dạy học môn Ngữ văn chủ yếu chỉ cung cấp cho ngƣời học cơ hội để sử dụng từng đơn vị kiến thức đƣợc học vào việc trả lời câu hỏi và tạo lập văn bản dƣới dạng viết bài luận trên giấy. Cách thực hiện nhiệm vụ học tập truyền thống cũng khơng cho phép ngƣời học có cơ hội nhận đƣợc nhiều lƣợt phản hồi về sản phẩm của quá trình học tập, đồng nghĩa với việc hạn chế trong khâu tổ chức thực hành, rèn luyện, tổng hợp những kiến thức đã thu nhận đƣợc để hình thành các năng lực cần đạt. Quy trình tổ chức hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập đó đƣợc mơ hình hóa nhƣ sau:

Sơ đồ 3.1: Mơ hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập truyền thống

Sự tham gia của công nghệ Web 2.0 vào quá trình dạy học sẽ làm tăng cơ hội xây dựng các hoạt động học tập theo hƣớng tích hợp:

Sơ đồ 3.2: Mơ hình quy trình thực hiện nhiệm vụ học tập trong dạy học tích hợp có sự tham gia của cơng cụ web

Khi mơ hình này đƣợc sử dụng trong việc dạy học tích hợp mơn Ngữ văn, có thể thấy:

- Phạm vi các văn bản, tác phẩm để học sinh phân tích, đọc hiểu, cảm thụ đƣợc mở rộng hơn so với dung lƣợng thƣờng thấy khi đƣợc đƣa vào sách giáo khoa. Cơ hội đa dạng hóa sự lựa chọn văn bản tác phẩm cũng nhƣ thông tin về các yếu tố văn hóa, lịch sử, triết lý… để hƣớng tới phát huy khả năng tiếp nhận tác phẩm bằng mỹ cảm ngôn từ cũng lớn hơn. Đây là biểu hiện rõ nét cho khâu lựa chọn nội dung học tập, huy động các đơn vị kiến thức cần thiết để giải quyết nhiệm vụ học tập theo quan điểm tích hợp.

- Đa dạng hóa hình thức trình bày sản phẩm của học sinh. Ngồi cách viết bài luận truyền thống, học sinh có thể thực hiện các phần trình chiếu hỗ trợ thuyết trình, video phân tích tác phẩm, web trƣng bày bài viết, thiết kế sách điện tử… Việc làm này khơng chỉ kích thích hứng thú học tập cùng khả năng sáng tạo mà còn tạo cơ hội hình thành các năng lực tạo lập văn bản ngoài viết văn bản, nhƣ: tạo lập văn bản bằng lời nói – thuyết trình, tạo lập văn bản bằng hình ảnh – video, tạo lập văn bản bằng thông tin đồ họa – thiết kế sách điện tử, poster…Điều đó tạo điều kiện cho học sinh luyện tập sử dụng hiệu quả những phƣơng tiện giao tiếp khác chữ viết nhƣ hình ảnh, biểu tƣợng, ký hiệu, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu,...

- Việc xuất bản trực tuyến vừa là một chiến lƣợc thúc đẩy động cơ học tập bằng cách tập trung vào tâm lý mong muốn tự khẳng định mình của lứa tuổi học sinh, vừa là cách thức hữu hiệu cho giải pháp của việc “chép văn mẫu” khá phổ biến trong môn văn.

- Các sản phẩm của học sinh đƣợc chia sẻ và tổ chức tƣơng tác, phản hồi trên nền tảng của mạng xã hội hay các hệ thống quản lý môn học điện tử. Học sinh đƣợc có cơ hội kiểm chứng các kiến thức, thơng tin mà mình thu nhận đƣợc, từ đó có kế hoạch tự điều chỉnh. Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động dạy học đƣợc tổ chức theo tinh thần chia sẻ và trải nghiệm.

- Khả năng lƣu trữ khổng lồ của web 2.0 cũng cung cấp không gian lƣu trữ cho việc tạo các bộ hồ sơ sản phẩm học tập của học sinh. Đây là yếu tố then chốt để làm cơ sở cho việc đánh giá sự hình thành năng lực ở ngƣời học trong suốt quá trình. Yếu tố này tiêu biểu cho quan điểm đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học.

- Các hoạt động học tập đƣợc đa dạng hóa. Theo đó, trong một chu trình của việc thực hiện nhiệm vụ học tập, ngƣời học đƣợc trải qua các khâu khác nhau để tiến tới chủ động lĩnh hội kiến thức. Sự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức đƣợc thiết kế để mang tính cá nhân hóa cao, dựa trên khả năng của từng ngƣời học. Khơng chỉ có kiến thức đƣợc tĩnh lũy qua các hoạt động học tập mà học sinh đƣợc “học qua làm”. Chính “làm” trong q trình học sẽ thể hiện khả năng thực hiện của ngƣời học, hay nói cách khác, ngƣời học đƣợc hình thành năng lực và bộc lộ năng lực của mình.

- Bốn nhóm cơng cụ Web 2.0 tham gia vào các bƣớc của quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập: Các cơng cụ tìm kiếm, cơng cụ xây dựng kho học liệu chung có thể đƣợc sử dụng để hỗ trợ ngƣời học huy động kiến thức; Nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng công cụ web 2 0 trong dạy học ngữ văn trung học phổ thông theo quan điểm tích hợp (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)