Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 33 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số vấn đề về dạy học hiện đại

1.1.3. Các thành tố cơ bản của quá trình dạy học hiện đại

Để đảm bảo được việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học mơn vật lí nói riêng, cần phải đảm bảo được các thành tố sau:

1.1.3.1. Các thành tố chung

- Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS.

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với học nhóm, lớp.

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc giáo viên tự làm, đặc biệt là ứng dụng CNTT.

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung dạy học với cuộc sống thực tiễn.

- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng hố nội dung, hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá.

1.1.3.2. Các thành tố riêng

Đối với giáo viên

Để đổi mới được phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy mơn Vật lí nói riêng đối với GV cần phải đảm bảo những nội dung sau: - Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của GV và hoạt động của HS theo những

mục tiêu cụ thể của mỗi tiết học, mỗi bài học của mơn Vật lí mà học sinh cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống, bài tập định hướng cho HS hoạt động.

- Thiết kế giáo án, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường, của địa phương.

- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức hoạt động tìm tịi, phát hiện nội dung kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cho HS.

- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của HS để HS nắm được chính xác các khái niệm kiến thức của môn Vật lí từ đó nắm được nội dung, ý nghĩa, giải thích được các hiện tượng liên quan đến kiến thức đã học.

- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách

tích cực, chủ động, sáng tạo, khám phá, lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS, giúp các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng vốn có của bản thân HS.

- Thiết kế bài giảng và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập định tính, định lượng phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng, giúp HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài học, phù hợp đặc điểm và trình độ HS, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của môn học, nhà trường và địa phương.

- Tạo điều kiện để HS vận dụng nhiều hơn kiến thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn.

Đối với học sinh

Để đạt được mục tiêu của phương pháp dạy học hiện đại là lấy người học làm trung tâm thay vì lấy người dạy làm trung tâm thì HS cần đạt được:

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng mục đích, phương pháp học tập; thái độ, động cơ, hành vi đúng đắn.

- Tích cực thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết tình huống và các vấn đề đặt ra từ cuộc sống, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho GV dạy và cho các bạn.

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân, bạn bè.

Như vậy, trong tình hình cụ thể hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy mơn Vật lí nói riêng giúp HS:

- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.

- Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.

- Hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen học tập thụ động, HS tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lí, trình bày, trao đổi thông tin thông qua các hoạt động học tập do GV tổ chức hướng dẫn.

- Tăng cường hoạt động theo nhóm và học tập cá nhân.

- Giảm trình bày lí thuyết, tăng thực hành vận dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)