Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học tại trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 53 - 57)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học tại trường

Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Để tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại ở trường THCS, một cuộc khảo sát điều tra trên 86 giáo viên của trường THCS Giảng Võ đã được thực hiện. Mục đích của khảo sát này là:

- GV đã quan tâm khai thác, ứng dụng các thiết bị, phương tiện hỗ trợ dạy học nâng cao hiệu quả dạy học hướng tới phát triển năng lực HS chưa?

- Khi sử dụng GV đã chú ý đến mục tiêu phát triển năng lực HS chưa? Kết quả điều tra như sau:

1.3.1 Nhận thức của GV về việc sử dụng phương tiện dạy học.

- Có 63/86 GV (chiếm tỉ lệ 73%) cho rằng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy giúp cho HS phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành.

- Có 30/86 GV (chiếm tỉ lệ 35%) cho rằng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học là rất cần thiết, có 45/86 GV (chiếm tỉ lệ 52%) cho rằng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học là cần thiết.

Số liệu cho thấy, GV đã có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học. Những số liệu này đã khẳng định được tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học để phát triển năng lực của HS ở trường THCS hiện nay.

1.3.2. Thời gian sử dụng và cách thức sử dụng phương tiện dạy học.

- Có 50/86 GV (chiếm tỉ lệ 58%) đã sử dụng 1-3 tiết/ ngày, 23/86 GV (chiếm tỉ lệ 27%) đã sử dụng 3-4 tiết/ ngày và 15% GV còn lại sử dụng ít hơn 1 tiết/ ngày.

- Có 47/86 GV (chiếm tỉ lệ 55%) cho rằng đã sử dụng các tiết trống hoặc nghỉ giải lao giữa giờ để chuẩn bị phương tiện dạy học cho việc dạy học.

- Có 37/86 GV (chiếm tỉ lệ 43%) cho rằng việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện nay phần lớn là GV sử dụng, tổ chức, hướng dẫn; HS quan sát, lắng nghe, thu thập thơng tin, dữ liệu để hồn thành báo cáo.

Từ những số liệu trên cho thấy thời gian GV sử dụng phương tiện dạy học cịn ít, đặc biệt là việc HS sử dụng phương tiện dạy học là quá ít, chưa đáp ứng với yêu cầu của phương pháp dạy học hiện đại. Do vậy, GV cần hướng dẫn HS sử dụng

phương tiện dạy học nhiều hơn, GV cần tổ chức hướng dẫn, giao việc cho HS tiến hành, trình bày, tranh luận, tránh tình trạng theo dõi SGK và đọc chép.

1.3.3. Khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng phương tiện dạy học và các yếu tố tác động đến kết quả của sử dụng phương tiện dạy học. tác động đến kết quả của sử dụng phương tiện dạy học.

- Có 60/86 GV (chiếm tỉ lệ 70%) cho rằng khó khăn trong việc sử dụng

phương tiện dạy học là do các phương tiện dạy học chưa đủ đáp ứng nhu cầu dạy học và chất lượng phương tiện dạy học chưa cao.

- Có 10/86 GV (chiếm tỉ lệ 12%) cho rằng khó khăn là do thiếu hướng dẫn sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo.

Như vậy, GV cần quan tâm đến định hướng cách dạy, cách học, cần có biện pháp phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của HS để HS có thể tự học, tự thu thập chiếm lĩnh kiến thức hiệu quả, chủ động hơn. Mặt khác, HS đang cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ trong học tập, học cái gì, học như thế nào để đạt được kiến thức mình muốn trước khối lượng kiến thức rất lớn.

1.3.4. Thực trạng dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter

Để tìm hiểu thực trạng, từ đó có biện pháp nâng cao hiệu quả QTDH, tôi đã phát phiếu điều tra cho 200 HS lớp 7 trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, kết quả thu được như sau:

Đa phần HS tiếp thu được 50% kiến thức trên lớp (chiếm tỉ lệ 42,2%). Điều

này phản ánh đúng thực tế. Các thầy cô dạy trên lớp truyền đạt những kiến thức cơ bản là chủ yếu, kiến thức nâng cao chỉ ít HS tiếp thu được ngay trên lớp. Số HS tiếp thu được 100% bài giảng là rất ít (chỉ chiếm khoảng 0,4%), số HS tiếp thu được 80% bài giảng chiếm 8,5%.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến KTĐG của HS kết quả thu được như sau: 65% HS nhận thức được rằng khả năng tự học là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến KTĐG nhiều nhất. 48% HS nhận định PPDH của GV cũng là yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của các em.

Các em HS cho rằng sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cơ là vấn đề các em quan tâm nhất (chiếm 75%), tiếp đến là các phương pháp TCDH và nội dung bài giảng trên lớp (68%). Trong đó vấn đề HS quan tâm nhiều là bài giảng, giáo án, bài

tập mẫu, bài tập vận dụng, bài tập nâng cao sau mỗi bài giảng, sự hỗ trợ của GV trong quá trình học trên lớp chiếm 50%.

Về phía GV, tơi tiến hành điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học đối với 20 GV của trường THCS Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Về mục đích sử dụng Internet trong dạy học: tất cả GV được hỏi đều có sử dụng Internet trong dạy học. Trong đó, cơng việc GV thường thực hiện là tìm kiếm, tra cứu thơng tin cần nghiên cứu (92%), tìm kiếm các tài liệu dạy học (89%) hoặc chia sẻ tài liệu dạy học (76%).

Hầu hết các GV đã sử dụng Internet để trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp (82%), hỗ trợ HS học tập (50%). Việc GV tạo website dạy học cịn rất ít (20%), TCDH qua mạng Internet cịn hạn chế (10%). Nhìn chung, GV đã ứng dụng CNTT vào nhiều hoạt động để hỗ trợ dạy học.

Về thực trạng nhu cầu tạo website dạy học: nhiều GV muốn tạo website dạy

học nhưng chưa có thời gian (43%) và khả năng sử dụng CNTT cịn hạn chế (35%).

Về hình thức tổ chức dạy học bằng bài giảng điện tử với sự hỗ trợ của phần mềm Adobe Presenter: hầu hết GV cho rằng, hình thức TCDH bằng E –Learning có

thể hỗ trợ tốt cho dạy học trên lớp kết hợp với HS tự học.

Từ kết quả điều tra GV và HS cho thấy: sử dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy là phương pháp đào tạo phù hợp với xu thế giáo dục của thời đại, phát huy được tính tích cực, năng lực tự học của HS. Tuy nhiên, việc sử dụng các bài giảng điện tử vào dạy học cịn dừng lại ở hình thức, chưa đi vào bản chất. HS vẫn chưa phát huy hết năng lực tự học, thời gian học trên lớp cịn ít, GV khơng đủ thời gian để tổ chức thảo luận, giải đáp thắc mắc của HS. Chính vì vậy, GV rất ủng hộ việc sử dụng E – Learning hỗ trợ cho việc TCDH và mong muốn hệ thống E – Learning giúp cho GV rút ngắn được thời gian soạn bài, giảm thời gian dạy trên lớp mà vẫn đảm bảo được hiệu quả dạy học, hỗ trợ GV trong việc kiểm tra đánh giá năng lực của HS. Như vậy, để dạy học hiệu quả PPDH truyền thống không thể tách rời với việc ứng dụng CNTT.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lí luận dạy học, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đào tạo giáo dục phổ thơng, tơi đã phân tích những đặc trưng, quan điểm, phương pháp dạy học, đồng thời phân tích những khó khăn trong TCDH với sự hỗ trợ phần mềm Adobe Presenter. Ngồi ra, tơi đã điều tra nhu cầu học tập và tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học, cho thấy:

• TCDH hiện đại rất cần có sự hỗ trợ của E – Learning.

• Tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của E – Learning cần thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự học của HS.

• Tổ chức dạy học với sự hỗ trợ của E – Learning cần thực hiện theo 4 bước: chuẩn bị học liệu của GV và chuẩn bị học tập của HS; tổ chức hoạt động dạy học trước khi đến lớp, trên lớp và về nhà; tổ chức KTĐG; rút kinh nghiệm, hoàn thiện, cải tiến các mặt dạy học.

• GV khi sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình giảng dạy cần phát huy được vai trò hỗ trợ HS trong học tập, hướng dẫn HS phương pháp tự học, định hướng, kích thích động cơ học tập cho HS.

Dạy học dưới sự hỗ trợ của CNTT là sự đổi mới theo hướng dạy học hiện đại có thể giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, nâng cao hiệu quả của dạy và học, từng bước chuyển dần quá trình dạy học truyền thống sang dạy học hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Chương 2:

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐIỆN HỌC VẬT LÍ LỚP 7 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)