Phương tiện hỗ trợ dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 45 - 48)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số vấn đề về dạy học hiện đại

1.1.5. Phương tiện hỗ trợ dạy học

1.1.5.1. Vai trò của phương tiện dạy học hiện đại trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở

Ở nước ta, phương pháp dạy học truyền thống từ xưa đến nay đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài giúp nước, giúp dân. Tuy nhiên, việc tổ chức quá trình dạy học như vậy bên cạnh một số ưu điểm đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là quá trình dạy học chưa đạt được hiệu quả tối ưu, không đồng đều, chênh lệch giữa các lớp học.

Ở trường THCS, việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cịn nhiều tồn tại như mục đích sử dụng chưa chuẩn xác, phương tiện dạy học còn nghèo nàn, nội dung thiếu thiết thực và chưa hướng vào tất cả người học. Trong đó, CNTT được ứng dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, người dạy bị lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, giáo trình có nội dung cịn hạn chế, khơng phải tất cả HS đều có động cơ học tập đúng đắn, đầy đủ, mạnh mẽ. Quy trình dạy học, giáo dục chưa thật

hợp lí. Hiệu quả dạy học thực tế cịn thấp (nặng về kiến thức, nhẹ về kĩ năng và vận dụng, tư duy phê phán yếu, tư duy sáng tạo và tưởng tượng hầu như chưa có gì).

1.1.5.2. Việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại ở trường trung học cơ sở

Phương tiện dạy học cho phép GV truyền đạt các nội dung cho HS, là bộ phận trung gian. Phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện vật chất mà GV và HS sử dụng để thông hiểu về các mục đích, chủ đề và phương pháp của dạy học.

Sự gia tăng các phương tiện đối với việc học tập ngay từ những năm 50 của thế kỉ XX đã dẫn đến thử nghiệm phân loại các phương tiện về mặt ý nghĩa của chúng đối với học tập và sắp xếp theo các đặc điểm nhất định.

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ phân loại các phương tiện dạy học

Với chức năng định hướng, phương tiện dạy học có thể đo lường và đánh giá khả năng của HS có thể đạt được trong quá trình học tập, đồng thời giúp phát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu của HS, giúp GV thu thập được các thông tin về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hứng thú của HS đối với tiết học, chủ đề, môn học, xem xét sự khác biệt giữa các HS. Từ đó, GV có thể chọn cách dạy phù hợp với khả năng của

HS, giúp HS có thể lựa chọn con đường học tập, phương pháp, tài liệu, các hình thức học tập, …phù hợp.

Với chức năng hỗ trợ, phương tiện dạy học hỗ trợ, điều chỉnh việc học tập, giúp cho quá trình dạy học có hiệu quả. Phương tiện dạy học có tính chất thúc đẩy, củng cố, mở rộng chất lượng vốn kiến thức HS tiếp thu.

Phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ rất tốt trong việc truyền tải nội dung dạy học, cũng như tiếp nhận kiến thức, khai thác tri thức từ nhiều nguồn khác nhau.

Phương tiện dạy học đóng vai trị quan trọng, có ảnh hưởng mạnh mẽ trong hoạt động dạy học, khơng chỉ có vai trị là cơng cụ học tập, mà còn dẫn dắt để hoàn thành mục tiêu dạy học.

1.1.5.3. Biện pháp phát triển phương tiện dạy học hiện đại ở trường THCS

Để chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp như: phương pháp “bàn tay nặn bột”, thi vận dụng kiến thức liên môn đối với HS, thi bài giảng tích hợp đối với GV, đổi mới sinh hoạt chuyên môn, dạy theo chủ đề, chuyên đề, … Những giải pháp này đã tác động tích cực đến nhận thức, năng lực dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của GV, nâng cao việc sử dụng các phương tiện dạy học vào giảng dạy.

Để phát triển phương tiện DHHĐ theo hướng tiếp cận năng lực HS cần:

• Đổi mới xây dựng bài giảng theo hướng tiếp cận năng lực HS.

• Đổi mới cách xác định mục tiêu mơn học, trong đó thể hiện rõ mục tiêu về

năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể. Đây là sự bổ sung cần thiết về việc xác định mục tiêu môn học theo hướng phát triển năng lực cho HS.

• Để có thể tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS thì nội

dung môn học, phương tiện dạy học nên được thiết kế theo chủ đề nhưng vẫn đảm bảo tính logic khoa học và sư phạm.

• Xác định và giao nhiệm vụ cụ thể cho HS tương ứng với các chủ đề thích hợp, phù hợp với đối tượng HS, với phương tiện dạy học sẵn có.

• Xây dựng kế hoạch dạy học và xác định hình thức tổ chức dạy học tương ứng với các chủ đề. Kết hợp linh hoạt các phương tiện dạy học hiện đại với các hình

thức dạy học sao cho phù hợp với từng chủ đề, từng chương, từng đối tượng, từng mơi trường dạy học.

• Khơng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng sử dụng phương tiện dạy học và các kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học cần tiếp tục khảo sát các biện pháp để phát triển năng lực của HS.

• Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

1.1.5.4. Quản lí phương tiện dạy học hiện đại

Hiện nay, việc quản lí và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại ở hầu hết các THCS đều rất hời hợt, lỏng lẻo, chưa tổ chức và thực hiện một cách đồng bộ. Đồng thời việc bảo quản các phương tiện dạy học cũng chưa thực sự được quan tâm. Do đó, nhà trường nên:

• Mở các lớp đào tạo kĩ năng sử dụng, bảo quản các phương tiện dạy học một cách thường xun.

• Có biện pháp khai thác các phương tiện dạy học một cách hợp lí.

• Nhà trường chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng phương tiện dạy học sao cho đạt được kết quả cao nhất.

• Thường xuyên bổ sung, thay thế phương tiện dạy học cũ, hỏng, lỗi thời.

• Tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại cho GV, HS.

• Xây dựng hệ thống phương tiện dạy học phù hợp với nhu cầu, trình độ của GV, HS.

• Thực hiện hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển hiệu quả phương tiện dạy học cho GV, HS.

• Thiết kế các bài dạy phù hợp dựa trên sự hứng thú, sự nhận thức, khả năng học tập, động cơ học tập của từng đối tượng HS.

• Khuyến khích GV, HS tự thiết kế phương tiện dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)