Các hình thức Mức độ cao Mức độ thấp
Dạy học dựa trên các tình huống có vấn đề gắn với hiện thực và được cấu trúc hoá.
HS được đặt mình vào
những tình huống có vấn đề gắn với hiện thực, đòi hỏi những hành động cụ thể.
GV thông báo tri thức, liên hệ với các vấn đề, trường hợp thực tiễn, kinh nghiệm cá nhân.
Học theo các tình huống đa dạng hoặc nhiều viễn cảnh, góc độ. HS vận dụng những điều đã học trong các tình huống có vấn đề, viễn cảnh khác nhau, dưới nhiều góc độ.
GV thơng báo tri thức, liên hệ các tình huống vận dụng khác nhau hoặc các góc nhìn khác nhau.
Học theo các tình huống và trong quan hệ mang tính xã hội.
HS tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thông qua làm việc nhóm.
GV thơng báo tri thức, kết hợp các giai đoạn làm việc theo nhóm.
Dạy học định hướng hành động
Quan điểm dạy học định hướng hành động được xây dựng trên cơ sở tâm lí học hành động. Đây là một quan điểm dạy học bao hàm nhiều tiếp cận lí luận dạy học khác nhau. Chẳng hạn như dạy học tích cực hố người học, dạy học nghiên cứu, phát triển, dạy học toàn thể, kết hợp nhiều giác quan, dạy học mở. Dạy học định hướng hành động là dạy học tích cực hố HS và tiếp cận tồn thể. Trong đó việc tổ chức q trình dạy học được chi phối bởi những sản phẩm hành động đã được thoả thuận giữa GV và người học, thơng qua đó hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau [5. tr. 114].
Sơ đồ 1.3: Các bước cơ bản của dạy học định hướng hành động
Định hướng hành động đòi hỏi sự thiết kế dạy học rất phức hợp nhưng cũng yêu cầu một chi phí thời gian cao hơn cho các nội dung chuyên môn nhất định cũng như đòi hỏi người học năng động với các các năng lực xã hội nhất định và giáo viên cần có kinh nghiệm trong việc triển khai.
Sử dụng bài tập vật lí
Trong các tài liệu giáo khoa cũng như các tài liệu về phương pháp dạy học mơn Vật lí, người ta thường hiểu bài tập vật lí là những bài tập được lựa chọn một cách phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng vật lí, hình thành các khái niệm, phát triển tư duy vật lí của HS và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn.
Thông qua dạy học về bài tập vật lí, người học có thể nắm vững một cách chính xác, sâu sắc và toàn diện hơn những khái niệm, quy luật vật lí.
1.1.4.2. Các kĩ thuật dạy học hiện đại
Thuyết trình của giáo viên
Ngơn ngữ được hình thành từ thời tiền sử của loài người như một phương tiện giao tiếp và như một cơ sở để tư duy. Chúng ta cịn biết rất ít về các bước khác nhau trong q trình hình thành ngơn ngữ; nhưng ngôn ngữ ngày nay chứa đựng rất
nhiều các khái niệm, là cơng cụ thích hợp để có thể thông báo một cách khá rõ ràng về các hiện tượng, sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. Các khái niệm này được lĩnh hội dần dần mà khơng có phê phán bằng cách sử dụng ngơn ngữ và sau khi đã dùng khá quen một từ thì chúng ta nghĩ rằng chúng đã đã tương đối biết về từ đó có ý nghĩa gì [18. tr. 232 - 233].
Thuyết trình của GV trước hết nhằm truyền đạt những tri thức cơ bản, điển hình. Việc xây dựng chúng có thể được vận dụng theo tiếp cận lịch sử - phát triển cũng như theo logic – hệ thống. Việc trình bày có thể đơn giản chỉ là giải thích minh hoạ nhưng cũng có thể có vấn đề.