Đây là ba giai đoạn cơ bản của quá trình giải quyết vấn đề. Trong dạy học
giải quyết vấn đề, sau khi kết thúc việc giải quyết vấn đề có thể luyện tập vận dụng giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.
Dạy học theo tình huống
Mục tiêu của dạy học theo tình huống là việc HS hiểu các nội dung mới, có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức và kĩ năng và hơn nữa phát triển các khả năng giải quyết vấn đề và các chiến lược nhận thức khác [5. tr. 113].
Dạy học tình huống có các hình thức và mức độ vận dụng khác nhau:
Bảng 1.2: Các hình thức và mức độ của dạy học tình huống
Các hình thức Mức độ cao Mức độ thấp
Dạy học dựa trên các tình huống có vấn đề gắn với hiện thực và được cấu trúc hoá.
HS được đặt mình vào
những tình huống có vấn đề gắn với hiện thực, đòi hỏi những hành động cụ thể.
GV thông báo tri thức, liên hệ với các vấn đề, trường hợp thực tiễn, kinh nghiệm cá nhân.
Học theo các tình huống đa dạng hoặc nhiều viễn cảnh, góc độ. HS vận dụng những điều đã học trong các tình huống có vấn đề, viễn cảnh khác nhau, dưới nhiều góc độ.
GV thơng báo tri thức, liên hệ các tình huống vận dụng khác nhau hoặc các góc nhìn khác nhau.
Học theo các tình huống và trong quan hệ mang tính xã hội.
HS tiếp thu và vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo thơng qua làm việc nhóm.
GV thơng báo tri thức, kết hợp các giai đoạn làm việc theo nhóm.
Dạy học định hướng hành động
Quan điểm dạy học định hướng hành động được xây dựng trên cơ sở tâm lí học hành động. Đây là một quan điểm dạy học bao hàm nhiều tiếp cận lí luận dạy học khác nhau. Chẳng hạn như dạy học tích cực hố người học, dạy học nghiên cứu, phát triển, dạy học toàn thể, kết hợp nhiều giác quan, dạy học mở. Dạy học định hướng hành động là dạy học tích cực hố HS và tiếp cận tồn thể. Trong đó việc tổ chức quá trình dạy học được chi phối bởi những sản phẩm hành động đã được thoả thuận giữa GV và người học, thơng qua đó hoạt động trí óc và chân tay kết hợp với nhau [5. tr. 114].