Các bước tiến hành nghiên cứu trường hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 42 - 44)

Thí nghiệm

Thí nghiệm là phương pháp điển hình của nhận thức khoa học, so sánh với các phương pháp nhận thức khác. Ví dụ như quan sát là ở chỗ trong thí nghiệm con người xuất hiện với tư cách là một nhân tố chủ động. Ngoài ra, phương pháp thí nghiệm là một hình thức đặc thù của giải quyết vấn đề. Thí nghiệm ban đầu được dùng trong khoa học tự nhiên, ngày nay được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và tâm lí học.

Thí nghiệm là một phương pháp nghiên cứu, được đặc trưng qua việc người thí nghiệm chủ động thay đổi và ghi lại có hệ thống ít nhất một biến độc lập mà sự

thay đổi chủ động này có hiệu ứng đối với biến phụ thuộc và việc loại bỏ tác động của các biến khác (kiểm tra các yếu tố nhiễu) nhằm khẳng định tính đúng đắn của một giả thuyết hoặc bác bỏ nó [5. tr. 153].

Thí nghiệm bao gồm các thành phần:

• Người quan sát thí nghiệm.

• Đối tượng quan sát.

• Cơng cụ và phương pháp thí nghiệm.

• Q trình quan sát thí nghiệm.

Các đặc điểm của thí nghiệm:

• Tính hợp lệ (tính hiệu lực).

• Tính đáng tin cậy (tính chính xác, tính có căn cứ).

• Tính khách quan.

• Tính có thể lặp lại.

Trong dạy học, thí nghiệm được sử dụng như một phương pháp dạy học, thơng qua thí nghiệm, người học lĩnh hội được tri thức khoa học, phát triển năng lực nghiên cứu và kĩ năng thí nghiệm. Thí nghiệm có thể do GV thực hiện và trình diễn hoặc thí nghiệm do HS thực hiện.

Thơng qua thí nghiệm, HS cịn được làm quen với các phương pháp tư duy và làm việc điển hình. Bên cạnh việc phát triển tri thức chuyên môn và phương pháp thông qua việc tổ chức các thí nghiệm HS sẽ hình thành các thái độ học tập và lao động, được đặc trưng bởi việc tiếp cận có mục đích, khơng định kiến, có phê phán và chính xác với giải pháp của vấn đề. Qua thí nghiệm, người học đạt được các trải nghiệm thành cơng thì sự phát triển hứng thú nhận thức được khuyến khích.

Các dạng thí nghiệm:

Căn cứ vào mục tiêu khác nhau, có các dạng thí nghiệm khác nhau:

• Thí nghiệm tìm hiểu

• Thí nghiệm nghiên cứu

• Thí nghiệm thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm adobe presenter xây dựng bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học chương điện học, vật lí lớp 7 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)