Địa điểm chùa Long Đọi Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 122 - 124)

Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI

4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý

4.1.8. Địa điểm chùa Long Đọi Sơn

Năm 2001, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) lần đầu tiên tiến hành khai quật nhằm xác định vị trí, quy mơ và dấu tích có liên quan đến cây bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh thời Lý đã được ghi chép trong văn bia.

Kết quả khai quật đã tìm được di tích kiến trúc ở phía sau tịa Thượng điện, nằm ở độ sâu cách bề mặt khoảng 1,2m đến 1,4m, với dấu tích nền lát gạch, bó nền và các chân tảng đá; ngoài ra cuộc khai quật đã thu được khối lượng lớn các di vật có niên đại từ thời Lý như: chim thần Kinari, các loại gạch lát nền hình vng, gạch hình chữ nhật có in nổi chữ Hán “Lý gia đệ tứ đế Long Phù Nguyên Hóa ngũ niên tạo” - năm 1121.

- Nền gạch: Nằm về phía Bắc của bó nền, chưa xuất lộ hết, có thể cịn tiếp tục phát triển về phía Bắc, phía Đơng và phía Tây, khá bằng phẳng và có chiều nghiêng về phía Bắc, giới hạn phía Nam liền khít với bó nền. Tồn bộ nền xuất lộ đều được lát bằng gạch vng, màu đỏ, khơng có hoa văn trang trí, kích thước trung bình từ 34 x 36m đến 39 x 39cm, chiều dày của gạch khơng đo được.

- Bó nền: Được xây dựng bằng gạch chữ nhật, có màu đỏ, một số viên có in nổi chữ Hán trong khung hình chữ ở một mặt thể hiện niên đại xây dựng “Lý gia đệ tứ đế

Long Phù Nguyên Hóa ngũ niên tạo”- năm 1121. Bó nền gồm 2 phần: phần phía Đơng

và phía Tây, giữa hai phần xuất lộ một khoảng trống rộng khoảng 3,0m, ở đó có các viên đá được đặt nằm ngang.

Phần phía Đơng (dài 4,95m) và phía Tây (dài 4,65m) có kết cấu tương tự nhau, được xây dựng trục tiếp trên nền đá gốc của núi, vị trí cao nhất là 20cm với 4 lượt gạch xếp chồng lên nhau. Các viên gạch được xếp ngang, dọc đan xen nhau tạo độ liên kết cho bó nền. Gạch màu đỏ, có kích thước trung bình 40 x 21,5 x 5cm, khơng có hoa văn trang trí. Tồn bộ phần bó nền hiện còn dài 12,35m, rộng từ 1,5m đến 1,63m. Phần phía Tây, trên phạm vi bó nền có chân tảng đá được đặt ngay ngắn.

Chân tảng có chất liệu bằng đá sa thạch, kích thước 74,5 x 75,5m, bề mặt có chạm khắc hình bơng hoa sen đang xịe nở với 2 lớp cách, mỗi lớp hiện cịn 14 cánh. Chính giữa bơng sen là đường trịn đường kính 51cm để đặt cột gỗ. Đối xứng với chân tảng về phía Đơng có thể cũng có chân tảng đá, tuy nhiên dấu tích hiện cịn khơng nhận diện được.

Phần giữa rộng 3,0m, ngồi cùng phía Bắc (vị trí sát với nền gạch vng) được đặt 02 thanh đá sa thạch thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây, phía Đơng có một thanh đá sa thạch khác được đặt theo chiều Bắc - Nam. Rìa cạnh ngồi các thanh đá đặc đặt theo chiều Đông - Tây đều có chạm khắc hoa văn hoa cúc dây phủ kín, thanh đá chiều Bắc - Nam mặt ngồi chạm khắc hoa văn song nước cách điệu.

Theo chiều từ Đông sang Tây, đặc điểm cụ thể của các thanh đá như sau:

- Thanh đá 1: Được đặt theo chiều Bắc - Nam, dài 1,33m, rộng 22,5cm, mặt

ngoài chạm hoa văn song nước cách điệu, bề mặt gồ ghề còn nguyên vết đẽo gọt, trên đó có 2 lỗ mộng hình chữ nhật nằm cách nhau 78cm, các lỗ mộng có kích thước: dài

- Thanh đá 2: Được đặt theo chiều Đơng - Tây, dài 1,18m, rộng 42cm, rìa cạnh Bắc đã bị nứt vỡ, mặt ngoài chạm hoa văn cúc dây, bề mặt phía Bắc được mài nhẵn, phía Nam gồ ghề cịn nguyên vết đẽo gọt.

- Thanh đá 3: Được đặt thẳng hàng với thanh 2, dài 1,18m, rộng 44cm, có đặc điểm tương tự như thanh đá 2.

Tuy nhiên, đây chưa hẳn là dấu tích của Bảo tháp, đó có thể là dấu tích của một cơng trình kiến trúc có bộ mái, có cột và hệ thống các vì kèo. Kiến trúc này nằm trong tổng thể kết cấu mặt bằng chung của các cơng trình kiến trúc thời Lý ở đây. Các thanh đá được đặt ngay ngắn theo một trật tự nguyên vẹn ban đầu chính là dấu tích cửa ra - vào cơng trình kiến trúc. Và như vậy, dấu tích của cây tháp được mơ tả trong văn bia vẫn chưa tìm được.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)