Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý
4.1.5. Địa điểm chùa Cao
Chùa Cao (Hưng Phúc tự) được phân biệt với chùa Thấp (Khám Lạng tự), bởi chùa Cao năm trên đỉnh "Đồi chùa", còn chùa Thấp nằm cạnh làng Bến, dưới chân đồi cách chùa Cao khoảng 500m về phía Đơng Nam. Chùa Cao thuộc thơn Hịa Nội, làng Nồi, xã Khám Lạng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Di tích này được điều tra, khảo sát, khai quật vào các năm 1989, 1997, 1999 và năm 2013.
- Kết quả khai quật năm 1999 như sau:
Hố 1: Được mở ở phía bên trái chùa Cao hiện nay. Hố khai quật đối đầu với tịa
Tiền đường nối vng góc với Phật điện, diện tích đào 4m2. Mặt bằng của hố này cao ngang với nền chùa hiện tại, đây là nơi cao nhất của khu đỉnh chùa Cao. Từ lớp 1 đến lớp 4 đến độ sâu -1,82m có lẫn nhiều mảnh sành, sứ, gạch, ngói. Đến lớp 5a và 5b ở độ sâu -1,83m đến -2,09m đã gặp lớp đất màu đen như trộn than tro, cứng đanh, có lẽ đây cũng là một mặt nền của một cơng trình kiến trúc? (lớp 5a); Lớp 5b đất đỏ lẫn sỏi và đá cát đập vỡ, cũng được đầm nện chặt, dày 0,16m, phía dưới là đất sinh thổ gốc màu vàng sẫm, không lẫn cuội sỏi, đây là lớp lát nền cho lớp 5.
Hố 2: Nằm ở phía sau chùa Cao hiện nay, cách chùa khoảng 50m, mở theo
hướng Tây Nam - Đơng Bắc, diện tích khai quật 18m2 (3 x 6m). Khi đào đến độ sâu 18cm, xuất lộ hai hàng vại sành nhỏ nằm chồng lên nhau, chạy dài theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam dài 6m theo chiều dài của hố. Hàng trên gồm 18 chiếc đặt nằm ngang, bên trong được lèn chặt đất lẫn mảnh sành vỡ (vại có kích thước: cao 23,6cm, đường kính thân 20cm, dày 1,5cm), được đặt sát nhau, tất cả đều khơng cịn ngun vẹn. Hàng vại thứ hai ở phía dưới cũng được lèn chặt đất trong lòng và đặt úp sấp (cao 16cm, đường kính 19cm, dày 1,2cm). Phía dưới là đất sinh thổ màu vàng sẫm. Điều tra rộng ra xung quanh cho thấy hàng trên nằm ngang đã bị biến dạng, hàng dưới nằm úp sấp chạy vắt qua đỉnh đồi (từ sườn đồi phía Đơng Bắc qua phía Tây Nam) dài khoảng 30m.
Hố 3: Được đào ở khu vườn trước chùa Cao, chạy theo hướng Đơng Bắc - Tây
Nam, diện tích 60m2 (20 x 3m).
Từ mặt đồi đến độ sâu 48cm, tập trung nhiều mảnh gạch, ngói, gốm sứ, sành... Từ độ sâu 48cm trở xuống gặp một dãy móng tường gồm hai hàng ghép liền nhau, hàng dưới là gạch vỡ xếp ngang (loại gạch hình chữ nhật dài 41 x 16 x 5cm), hàng trên là đá cát phiến nhỏ như gạch: gạch vỡ; gạch hình chữ nhật to và ngắn trong đó có 1 viên gạch chữ nhật vỡ đơi có văn rồng xếp nằm ngang. Hàng gạch này chạy cắt đỉnh đồi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, càng ra gần sườn đồi, càng nổi vồng dần lên mặt đất hơn - chạy dài 18m thì mất dấu.
Phía dưới hàng móng trên, ở độ sâu 0,72m, chúng tơi gặp một dãy những phiến đá xanh cỡ lớn, vỉa đứng, thường có quy cách (70 x 52 x 5cm), giáp chân lò gạch vồ vỡ chén áp vào giữ cho những phiến đá này đứng vững, thẳng hàng. Dãy đá này chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam (vng góc với hàng móng trên). Đầu phía Tây Bắc giáp sân chùa Cao hiện có cắm một phiến đá cát đựng đứng như cột mốc, đầu kia chạy dài 3m thì mất dấu. Phía dưới dãy đá này là đất sinh thổ, màu vàng sẫm.
Ngoài ra, trong hố này chúng tơi cịn gặp loại đầu ngói mũi hài cỡ lớn, khoảng (52 x 32 x 5cm), trên đầu ngói cịn dấu vết gắn lá đề có đường kính trên 20cm tạo đốc rồng tranh châu nét đẹp mà ít gặp ở các di tích thời Lý - Trần khác và mảnh ngói bị hình mái nhà lớn hơn loại ngói vừa nói ở trên. Nếu chỉ tính riêng các loại ngói tìm thấy ở trên phế tích này, hiện có trên 50 loại to nhỏ, dày mỏng, tạo dáng khác nhau. Tình hình đó làm cho tính chất và niên đại của di tích càng trở nên phức tạp hơn. Khu vườn chùa Cao hiện nay còn nổi lên mặt đất những hàng gạch - đá kè nền, móng kiến trúc chạy ngang dọc và một khoảng sân (hoặc nền, lát gạch vuông 38 x 38 x 5cm) có văn hoa sen nổi, cánh to, nhìn trực diện mà ta hay gặp ở những kiến trúc chùa tháp thời Lý. Ngoài ra, trong đợt khai quật này còn phát hiện được nhiều di vật là vật liệu xây dựng, những mảnh phù điêu, tượng trang trí kiến trúc, bệ đá, chân tảng cùng những mảnh gốm, sứ của các thời đại [16].
theo Đại Hành Hoàng Đế" [123]. Thời Lý, Trần, Na Ngạn thuộc lộ Bắc Giang (Na
Ngạn thời Lý, nay là đất huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Phế tích
kiến trúc chùa Cao có thể là địa chỉ mà vua Lý Thần Tông đến vào năm 1127, như sử cũ đã ghi: "Thời Lý, có nhiều chùa được xây trên núi... Nhìn chung, chùa thời Lý thường là những quần thể gồm các kiến trúc đăng đối, đối xứng qua một trục hay một trung tâm" [17]. Vậy đồi chùa Cao là khu phế tích của những quần thể kiến trúc có quy mơ khá lớn và xun suốt nhiều thế kỷ (XII - XIX). Trong đó, niên điểm xây dựng sớm nhất và quy mô kiến trúc lớn nhất là những tháp đá thời Lý, chùa cổ thời Trần (XII - XIV) là thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam [17]
- Kết quả khai quật năm 2013: Di tích kiến trúc:
+ Bó nền: Xuất lộ tại hố H2, ở độ sâu từ - 28cm đến -44cm so với lớp đất mặt hiện đại, chạy hơi chéo so với hố khai quật. Phần xuất lộ dài 3,67m, rộng 17 - 27cm, cao 5 - 16cm với 1 đến 3 hàng gạch. Vật liệu được dùng để xây xếp bó nền là những viên, mảnh gạch bìa, gạch vng màu nâu đỏ mang đặc điểm vật liệu kiến trúc thời Lý, Trần và đá (gạch bìa rộng 18 - 22cm, dày 4 - 6,5cm). Dấu vết kiến trúc này nằm trên và trong lớp đất lẫn sét ken vật liệu kiến trúc thời Lý, Trần. Tại hố đào kiểm tra, bên dưới đường bó nền là lớp đất lẫn sét màu xám xanh dày 6 - 9cm. Tiếp đến là nền đất đồi.
- Nền đường: 2 dấu vết nền đường đều phát hiện được ở hố 4, khu vực phía
đơng, đơng nam chùa Cao hiện nay.
+ Nền thứ nhất: Khơng cịn ngun vẹn, phần xuất lộ dài khoảng 13,61m, rộng 1,13cm, lòng nền đường rộng 0,74m. Phần bó nền đường rộng 17 - 20cm, cao 4 - 10cm với 1 - 2 hàng gạch. Mặt nền đường lát gạch, thỉnh thoảng còn lại một vài mảng. Gạch được dùng để bó, lát nền đường chủ yếu là những mảnh gạch bìa màu nâu đỏ (gạch rộng 19 - 21m, dày 4 - 5cm).
+ Nền thứ hai: Xuất lộ ở độ sâu 20 - 55m so với lớp đất mặt hiện đại, nằm bên dưới, cách nền đường thứ nhất một lớp đất dày 9 - 10m. Phần xuất lộ dài 30,4m, rộng 75 - 95cm. Vật liệu được dùng để đầm nền đường là những hịn cuội sơng, suối, mảnh đá, sành, đất nung. Mặt cắt nền đường cho thấy nền đường dày khoảng 14 - 15cm, cơ bản bao gồm hai lớp. Phía trên là lớp cuội sơng, suối có kích thước trung bình và nhỏ. Phía dưới là lớp sành, đất nung được đầm nện chặt. Những mảnh sành màu xám xanh, độ dày thân 5 - 10cm, niên đại thế kỷ XII - XIII.