Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý
4.1.4. Địa điểm đền Cầu Từ
Trong các năm 2006, 2007 và 2009, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang tiến hành khai quật địa điểm này đã tìm được
Trần. Đặc biệt đã phát hiện được một số nền móng di tích kiến trúc được xác định thuộc thời Lý thế kỷ XII tại hố H1 [18].
- Di tích các chân tảng: Ở độ sâu từ 26cm đến 30,8cm so với bề mặt đã tìm được dấu tích của 3 chân tảng đá sa thạch: chân tảng số 1 có kích thước: dài 64cm, rộng 41cm, nằm cách chân táng số 2 một khoảng là 3,10m; Chân tảng số 2 có kích thước dài: 43cm, rộng 31cm nằm cách chân tảng số 3 một khoảng là 3,70m; Chân tảng số 3 có kích thước: dài 48cm, rộng 36cm [18]. Những chân tảng kê cột này nằm đúng vị trí xây dựng ban đầu.
- Bó nền kiến trúc: Gồm 3 hàng gạch được xây nghiêng. Hàng gạch thứ nhất
xuất lộ về phía Nam của hố khai quật với 11 viên gạch, dài 2,10m, sau đó bắt góc với hàng gạch thứ hai ở phía Bắc. Hàng gạch thứ hai dài cịn lại 1,02m, gồm 6 viên gạch trong đó có 1 viên ở một cạnh trang trí hoa văn xương cá. Hàng gạch thứ ba nằm cách hàng thứ nhất khoảng 24cm, chỉ cịn lại 3 viên.
- Móng trụ kiến trúc: Gồm 9 móng trụ phân bố trong phạm vi 300m2, tạo thành bình đồ của cơng trình kiến trúc có hình chữ nhật, có kết cấu gồm 1 chái và 3 gian, trong đó gian chái rộng 3,8m, các khoảng cách gian rộng từ 4,6m đến 6,8m. Các móng trụ được xây dựng bằng sỏi và đất sét đầm chặt, có kích thước trung bình từ 1,2 x 1,22m đến 1,47 x 1,5m [18].