Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.3. Chùa Dạm góp phần tìm hiểu lịch sử kiến trúc Phật giáo Việt Nam
Xuyên xuốt lịch sử Phật giáo có thể thấy giai đoạn Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV) là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Thời kỳ này, Phật giáo được các vua Lý - Trần rất trọng dụng, trở thành Quốc giáo, có vai trị lớn trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật.
Tư liệu lịch sử cũng ghi chép nhiều về Phật giáo giai đoạn này. Các sự kiện liên quan đến Phật giáo đã được đề cập tới trong các cuốn cổ sử như: "Đại Việt sử ký
toàn thư, tập I" có khoảng 70 sự kiện; "Đại Việt sử lược" có khoảng 50 sự kiện;
"Khâm định Việt sử thơng giám cương mục" có khoảng 30 sự kiện. Tuy nhiên, các sự kiện liên quan đến Phật giáo được nhắc đến trong các bộ sử này chỉ mang tính chất điểm qua hoặc trên cơ sở những lời bình xét, ghi chép rất chung chung. Tư liệu cổ duy nhất chuyên ghi chép về Phật giáo là cuốn "Thiền uyển tập anh" nhưng mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép về các bậc sư tăng xuất chúng và các dòng phái Phật giáo ở Việt Nam nên khai thác về sự hưng khởi của Phật giáo thời Lý - Trần thì tư liệu này cũng khơng có nhiều thơng tin. Các cơng trình nghiên cứu về Phật giáo nói chung như: "Việt
Nam Phật giáo sử luận, tập I" của Nguyễn Lang hay "Lịch sử Phật giáo Việt Nam" do
Viện Triết học biên soạn có đề cập khá nhiều về Phật giáo thời Lý - Trần nhưng thiên về các dòng phái, giáo lý Phật giáo và vai trò của Phật giáo hoặc đi sâu vào mối quan hệ của nhà nước quân chủ Lý - Trần với Phật giao như tác phẩm "Quan hệ giữa nhà
nước Quân chủ Lý - Trần với Phật giáo" của Hoàng Đức Thắng. Phải đến khi các cuộc
khai quật khảo cổ học diễn ra tại các di tích kiến trúc Phật giáo lớn thời Lý - Trần như: Chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh); chùa Cao (Bắc Giang); chùa Ngô Xá (Nam Định); chùa Long Đọi (Hà Nam); chùa - tháp Tường Long (Hải Phịng); khu di tích Hồng thành Thăng Long, chùa Bà Tấm (Hà Nội)... Từ đó, nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị về kiến trúc, nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật thời Lý - Trần xuất hiện [63].
Bắc Ninh nổi tiếng là quê hương chùa tháp. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, Phật giáo từ Ấn Độ đã được truyền vào Việt Nam, qua trung tâm Luy Lâu - Dâu hay Liên Lâu nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành và trung tâm Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hệ thống chùa tháp đã được dựng lên ở Luy Lâu, Phật Tích, đáp ứng nhu cầu truyền bá đạo Phật của các tăng sĩ Ấn Độ, sau đó là các tăng sĩ Trung Quốc, với hàng chục cơng trình chùa tháp như chùa Dâu, chùa tổ Mãn Xá, các chùa thờ “Tứ pháp” ở Luy Lâu, các chùa Phúc Nghiêm, chùa Linh Quang, chùa Phật Tích... ở vùng Phật Tích. Bắc Ninh trở thành tổ đình của Phật giáo Việt Nam, quê hương của thiền phái Tì ni đa lưu chi, thiền phái Vơ Ngơn Thơng... trong suốt nghìn năm Bắc thuộc với hệ thống chùa tháp dày đặc ở khắp các làng xã.
Trước thời Lý, vào thời Đinh - Lê, hệ thống chùa tháp ở châu Cổ Pháp đã được xây cất ở nhiều làng xã, như chùa Kiến Sơ (Phù Đổng), chùa Cổ Pháp, chùa Tiêu Sơn, chùa Lục Tổ, chùa Ứng Tâm... Đó là chốn tu hành của nhiều bậc cao tăng nổi tiếng đã có cơng đối với việc dựng lập vương triều Lý, như thiền sư Khánh Văn, Vạn Hạnh…
Chùa Dạm có tên chữ “Đại Lãm tự”. Chùa do Nguyên Phi Ỷ Lan cho xây dựng, khn viên chùa có nhiều cơng trình nguy nga đồ sộ, xếp vào hàng đại danh lam kiêm hành cung. Chùa Dạm bắt đầu khởi đặt từ mùa đông năm 1086, đến mùa hạ năm 1094 mới hồn thành. Cơng việc xây tháp cứ dần dần được bổ sung về sau. Vua Lý Nhân Tông rất chăm lo đến cơng trình chùa Dạm. Nhà vua từng thân hành về thăm, đề thơ, viết biển và đặt tên cho chùa. Thời Lý, Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc trong quần chúng nhân dân và giai cấp thống trị. Nhờ vào địa vị quốc giáo của đạo Phật, hầu hết các chùa, tháp lớn thời này đều do triều đình đứng ra xây dựng. Không những chỉ riêng ở kinh đô mà ngay ở Bắc Ninh - quê hương nhà Lý, chùa, tháp được xây dựng ở khắp các làng xã.
Phật giáo đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong đời sống tâm linh của mọi tầng lớp trong xã hội thời Lý - Trần và có ảnh hưởng rất lớn trong nghệt thuật điêu khắc, trang trí. Chủ đề Phật giáo bao trùm lên nền nghệ thuật, mỹ thuật thời kỳ này, những đề tài liên quan đến Phật giáo xuất hiện dày đặc và phổ biến cho nên khi nói đến mỹ thuật Lý - Trần là nói tới nền mỹ thuật của Phật giáo.
Kiến trúc là những cơng trình do con người tạo ra trong mỗi thời đại cụ thể, nên nó mang đậm dấu ấn và hơi thở của thời đại, được xem như là hình ảnh phản chiếu trình độ khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và mỹ thuật cùng những sắc thái văn hóa riêng biệt hay tương đồng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong mỗi thời đại ấy. Nằm trong chiếc nôi của nền văn minh châu Á, kiến trúc cổ Việt Nam cũng giống như kiến trúc cổ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều chủ yếu là loại kiến trúc có bộ khung chịu lực bằng gỗ hay gọi tắt là kiến trúc gỗ. Chính vì được làm bằng gỗ, nên phần lớn các kiến trúc đó đều rất khó bảo tồn nguyên vẹn theo thời gian đến tận ngày nay. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân như sự chiến tranh, hỏa hoạn, xây dựng mới ở các giai đoạn sau, đặc biệt thời kỳ cơng nghiệp hóa, đã làm thay đổi hoặc làm mất đi các công trình kiến trúc cổ xưa, do đó, ngày nay người ta chỉ có thể tìm thấy phần nền móng của các cơng trình đó [99].
Những cơng trình kiến trúc gỗ hiện còn lưu giữ tại Việt Nam đều là những cơng trình được xây dựng từ thời Lê (sáng lập thế kỷ XV) trở đi. Dù một số cơng trình có giữ lại được một phần các cấu kiện thuộc những giai đoạn trước, nhưng niên đại của các cấu kiện đó cũng được xác định khơng sớm hơn cuối thời Trần (cuối thế kỷ XIV) [79].
Cuộc khai quật tổng thể di tích chùa Dạm đã cho thấy đây là một cơng trình có rất nhiều kiến trúc gỗ hồnh tráng và có quy mơ lớn. Tuy nhiên, những di cấu kiến trúc phát hiện được tại đây chỉ dừng lại ở mức độ chân tảng, nền gạch đất nung, móng nền... Về mặt di vật, dù hiện vật phát lộ là rất phong phú, tiêu biểu như các loại ngói lợp mái, gạch chỉ, gạch vng trang trí hoa văn, gạch ốp trang trí trên tháp, ngói tháp, các loại phù điêu trang trí trên mái... Nhưng có một thực trạng là các cấu kiện gỗ không phát hiện được.
Trong bối cảnh quá nghèo nàn về tư liệu kiến trúc, tư liệu sử liệu và bản vẽ kiến trúc cổ của Việt Nam như vậy thì việc nghiên cứu những di tích, di vật thu được ở di tích chùa Dạm dưới góc độ này hay góc độ khác sẽ góp một phần quan trọng vào việc tìm hiểu kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Thời kỳ Lý - Trần, người ta thấy xuất hiện những loại hình vật liệu kiến trúc bằng đất nung gắn lá đề trang trí hình rồng, phượng, tháp... hay những đầu rồng, đầu phượng có kích thước lớn trang trí trên mái kiến trúc là những loại hình vật liệu kiến trúc độc đáo không dễ bắt gặp ở các quốc gia khác. Lá đề là biểu tượng của Phật giáo gắn liền với sự tích thái tử Ấn Độ Tất Đạt Đa đã tu thành Phật bên gốc cây bồ đề. Hơn nữa, lá đề (Bodhi), theo cách hiểu của đạo Phật ln là sự tượng trưng cho trí tuệ, giác ngộ Phật pháp vì đạo Phật ln chủ trương lấy trí tuệ làm cứu cánh, nhờ đó mà diệt trừ vơ minh, tức ngu tối, mà ngu tối là mầm mống của tội ác. Cho nên dưới thời Lý - Trần, hình tượng lá đề được sử dụng một cách rộng rãi là biểu tượng của Phật giáo. Thời Lý
- Trần, loại hình hiện vật này rất quen thuộc, xuất hiện phổ biến ở các di tích chùa chiền, cung điện, lăng tẩm và trở thành một biểu tượng đặc trưng của nghệ thuật kiến trúc cũng như điêu khắc thời Lý - Trần. Tất cả các chi tiết trên lá đề được chạm trổ tỷ mỷ, công phu, sống động. Đó chính là sự hội tụ tinh túy của đơi tay tài hoa và khối óc sáng tạo của những ước mơ khát vọng gửi gắm tới một thế giới tâm linh huyền bí của cha ơng [63].
Tại di tích chùa Dạm đã tìm thấy hàng trăm mảnh ngói úp nóc, ngói lợp bờ mái, đầu đao trang trí gắn lá đề hoặc mảnh lá đề với 2 hình dáng: lá đề cân giống như hình trái tim để ngược, lá đề lệch thể hiện một phần cắt đôi của lá đề cân. Phần lớn các lá đề được trang trí hình rồng, phượng. Motif hoa văn rồng, phượng được chạm trổ, khắc vạch hài hịa, tinh tế với tư thế: Có thể là một đơi rồng với tư thế đầu ngẩng cao, bờm dài, mình uốn khúc mềm mại, miệng há rộng cũng chầu ngọc hoặc quần lửa hình lá đề, nằm trong lá đề cân hoặc rồng đơn vẫn trong tư thế đó nằm trong lá đề lệch, tất cả các chi tiết được tạo tác tỷ mỷ, tinh xảo. Hình tượng phượng được trang trí trong lá đề cũng với 2 phong cách: Một đôi phượng đầu ngẩng cao chầu quầng sáng hoặc chầu ngọc, cánh xịe rộng, đi dài uốn lượn mềm mại hoặc phong cách phượng đơn vẫn giữ nguyên tư thế đó.
Thơng qua hình tượng hoa văn, điêu khắc hay trang trí trên đồ đất nung cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn những tác động rất lớn của Phật giáo đến kiến trúc, trang trí kiến trúc thời kỳ này như: Rồng, phượng, uyên ương, tháp, hoa sen, văn hình núi,... đã trở thành đề tài sáng tác, được thể hiện rất tinh xảo, đậm chất nghệ thuật.
Rồng là con vật quen thuộc, gần gũi và gắn bó với dân tộc Việt ngay từ buổi đầu dựng nước. Người Việt luôn tự hào về nguồn gốc "Con rồng cháu tiên". Rồng đã trở thành biểu tượng cho vương quyền và thần quyền của giai cấp thống trị ngay từ thời chống Bắc thuộc. Rồng xuất hiện như một vị thần bảo trợ: "Với nhà nước Vạn
Xuân (thế kỷ VI), rồng cho Triệu Quang Phục móng để giữ nước, với nhà nước Đại Cồ Việt thì rồng che chở cho cả Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hồn lúc cịn hàn vi, đến nhà nước Đại Việt thì rồng gắn bó với các vua Lý và chùa tháp" [102]. Bên cạnh đó, rồng cịn
đem lại sự sống, thịnh vượng tốt tươi và biểu hiện cho may mắn, là biểu tượng gắn liền với thần quyền, và cuộc đời Đức Phật với sự tích chín con rồng phun nước tắm cho Phật trong ngày đức Phật đản sinh. Đồ án phượng mang tính âm, biểu trưng cho vẻ đẹp của phái nữ, cho điềm lành, thái bình phồn thịnh, biểu thị cho sự cao quý của đẳng cấp cầm quyền, tượng trưng cho Hoàng hậu. Khi xuất hiện phượng ngậm lá đề hoặc cành hoa đứng trên đài sen thì nó trở thành biểu tượng của Phật, là chim của đất Phật có nhiệm vụ nhảy múa nghênh đón đức Phật giống như các tiên nữ Apsara hay dàn
Đồ án rồng xuất hiện rất phổ biến trên nhiều loại hình hiện vật tại di tích chùa Dạm. Nó xuất hiện với nhiều tư thế: Một tư thế đầu ngẩng cao, bờm dài, mình uốn khúc mềm mại, miệng há rộng cùng châu ngọc hoặc quầng lửa hình lá đề nằm trong lá đề cân hoặc lá đề lệc; Tư thế thứ 2 là đầu thấp, miệng há rộng cùng châu ngọc hoặc quầng lửa, bờm dài, thân uốn nhiều khúc, tư thế nữa là rồng uốn khúc hình trịn trên gạch ốp trang trí tháp, trên đầu ngói ống hay trên đài sen. Đồ án phượng xuất hiện chủ yếu trên lá đề gắn trên ngói úp nóc và ngói ống.
Rồng là biểu trưng cho vua và chỉ có di tích nào gắn với vua thì mới được chạm đề tài rồng. Kể cả các đại danh lam như chùa Bà Tấm (thời Lý) nếu không gắn với vua cũng không được chạm rồng. Chúng ta có thể thấy ở chùa Phật tích nơi được coi là điểm phát tích của Phật giáo thì đồ án trang trí rồng xuất hiện nhiều trên các tượng, tháp Phật và vật liệu kiến trúc với tần suất dày đặc "... Lúc thì biến vào hình trụ đấu, lá
đề, trụ rồng với hoa dây trên tường tháp, lúc lại xuất hiện thành dải chạy quanh gờ diềm mái, vòm cửa hay xung quanh bệ tượng Phật" [102]. Đặc biệt là hình tượng rồng
làm thành khối điêu khắc lan can thềm bậc, được phát hiện xung quanh chân tháp Phật và rất hiếm gặp tại các di tích thời Lý. Nổi bật hơn cả là giếng rồng với hình rồng được chạm thẳng vào nền đá tự nhiên biểu trưng cho long mạch, cho khí thiêng của lịng đất.
Di tích Ngơ Xá dưới chân núi Chương Sơn nổi tiếng là một cơng trình Hồng gia với cây Bảo tháp Chương Sơn, cịn có tên Vạn Phong Thành Thiện. Đây là cơng trình kiến trúc có quy mơ lớn nổi tiếng trong lịch sử được khởi cơng năm 1108 hồn thành vào năm 1117. Kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy có một số lượng lớn các bộ phận kiến trúc bằng đá như: Đố dọc, mí cửa, bệ cửa, thành bậc, chân tảng kê cột... đều được phủ kín bằng hoa văn thời Lý như: Rồng, phượng, khỉ, tượng đầu người mình chim. Đồ án rồng với nhiều phong cách: Xuất hiện trên cột đá chạm búp sen trong tư thế cuốn quanh cột rất mềm mại tạo nên một kiên tác đặc sắc chưa bắt gặp ở các di tích khác, hoặc rồng xuất hiện với đồ án "Lưỡng long tranh châu" tren bệ tháp Phật hay trở nên bề thế trong tư thế nằm cuộn trên bệ đá lớn.
Di tích chùa Long Đọi cũng là một cơng trình của Hồng gia được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm 1118 đến năm 1122 mới hồn thành. Điều đặc biệt của di tích này phải kể đến cây tháp Sùng Thiện Diên Linh, "tháp cao 13 tầng, mở 40 của đứng gió", tất cả đều chạm rồng. Đây là tháp vng 4 mặt. Ngồi tầng đế và hai tầng trên khơng có cửa, cịn lại 10 tầng mở cửa cả 4 phía. Tháp Sùng Thiện Diên Linh là tháp mộ, tầng trên "đặt hồng vàng xá lị". Ngồi cơng trình kiến trúc, chùa còn lưu giữ một số di vật, đặc sắc là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh có trang trí rồng. Bia cao 2,5m, rộng 1,65m, dày 0,3m, bệ bia là một khối đá hình chữ nhật dài 2,4m, rộng 1,8m, cao 0,5m. Mặt bia
được chia hai nửa, tạo hình hai con rồng, đi ở đoạn sau, xắn thành 4 khúc. Mỗi con rồng có 4 chân đầu rồng có bờm được chạm khắc tinh xảo và sinh động.
Di tích chùa, tháp Tường Long là một cơng trình kiến trúc Phật giáo lớn của nhà Lý xây dựng năm 1057. Kết quả khai quật đã thu được nhiều di tích, di vật như: Gạch xây tháp, bệ tượng A Di Đà bằng đá xanh, chân tảng kê cột chạm cánh sen và tượng rồng, phượng, chim thần Kinnari.
Theo Ngơ Thị Lan thì un ương hay vịt trong Phật giáo: "... Cũng là một biểu
trưng và là một hóa thân của đức Phật, vịt cũng gắn bó với mơi trường sơng nước khi đức Phật tắm hoặc biểu diễn phép lạ trên sông Ni Liên Thuyết Sư hoặc trên hồ sen. Sự phổ biến của tượng uyên ương cùng với hình lá đề trên bộ mái kiến trúc từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV đã phản ánh tính chất của một đất nước Phật giáo đang thịnh hành và trở thành tơn giáo chính thống" [46]. Bên cạnh đó un ương cịn biểu trưng cho
tình yêu chung thủy, cho hạnh phúc lứa đơi cũng như sự thanh bình. Tại di tích chùa