Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.2.1. Giá trị kiến trúc
Căn cứ vào so sánh các đặc trưng di tích, di vật, thư tịch cổ, văn bia, truyền thuyết dân gian... có thể xác định các dấu tích kiến trúc đã xuất lộ là thuộc thời Lý. Di tích đã được tu bổ, sửa chữa trong thời Trần, thời Lê và thời Nguyễn. Đây là một di tích có giá trị lịch sử - văn hóa lớn.
4.2.1.1. Về cột đá chạm rồng
Như phần lịch sử và nghiên cứu chùa Dạm đã trình bày, việc giải mã ý nghĩa, cơng năng của cột đá chùa Dạm là chủ đề được nhiều học giả trong giới nghiên cứu lịch sử mỹ thuật Phật giáo quan tâm. Việc giải mã ý nghĩa biểu tượng của cột đá chùa Dạm, có hai thuyết chính được nêu ra: cột đá chùa Dạm thực chất là linga và cột đá chùa Dạm là phế tích của một cơng trình kiến trúc.
Xuất phát từ thực tế nghiên cứu tại thực địa qua các đợt khai quật ở khu di tích, chúng tơi hồn tồn nghiên về giả thiết cột đá chùa Dạm là một đơn nguyên kiến trúc, là phế tích của một cơng trình kiến trúc cịn sót lại. Q trình khai quật khảo cổ phát hiện phần chân cột tháp có một hố gia cố chân cột, điều này chứng tỏ cột đá chùa Dạm hiện nay vẫn nằm ngun ở vị trí ban đầu kể từ khi nó được khởi dựng. Việc phát hiện
nối với vị trí của các kiến trúc khác trong tổng thể mặt bằng kiến trúc chùa Dạm. Việc phát hiện những lỗ mộng trên đỉnh cột cho phép ta loại bỏ giải thiết cột đá chùa Dạm là một chiếc linga, chắc chắn phần trên đỉnh cột còn một dạng thức kiến trúc khác nữa. Việc phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp đến việc khơi phục hình dạng ban đầu của cột đá này cũng như khôi phục tổng thể quy mô kiến trúc của chùa Dạm trong tương lai.
4.2.1.2. Về kiến trúc
Những di tích đã xuất lộ như tam quan ở cấp nền 1; kiến trúc trung tâm, cột đá chạm rồng, móng tháp Lý, giếng bống ở cấp nền 2; móng tháp cấp nền 3; kiến trúc trung tâm và hai kiến trúc nhỏ hơn liên hoàn với kiến trúc trung tâm ở cấp nền 4; hành lang, lối lên xuống phía Đơng và phái Tây, bờ kè đá của cả 04 cấp nền… có thể xác định các dấu tích kiến trúc đã xuất lộ trong q trình khai quật thuộc thời Lý và cho chúng ta thấy được dấu tích một ngơi chùa, tháp của Hồng gia thời Lý có mặt bằng quy mơ khá lớn và bề thế, cấu trúc hài hòa, kỹ thuật xây dựng cầu kỳ cơng phu, trang trí đẹp, tinh xảo vào bậc nhất so với tất cả các ngôi chùa ở Việt Nam hiện biết. Cùng với thư tịch cổ, các tài liệu khảo cổ học đã mở ra nhận thức về kết cấu mặt bằng của toàn thể kiến trúc - tháp trước, chùa sau của khu di tích chùa Dạm.
4.2.1.3. Về tháp
Bước đầu so sánh có thể thấy móng tháp Chùa Dạm có quy mơ gần tương tự móng tháp Tường Long (Hải Phịng) về hình thức, vật liệu (đất nung nhiều hơn đá). Vì vậy, có thể nói về tháp Chùa Dạm ở cấp nền 3 có nhiều nét tương đồng với tháp Tường Long.
+ Đặc điểm cơ bản của tháp thời Lý đều là tháp thờ Phật. Theo ghi chú của thư tịch cổ, tháp Lý đều là loại tháp cao nhiều tầng.
Theo Nguyễn Quốc Tuấn: "... Tháp Đại Thắng Tư Thiên - Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông (1023 - 1072) vị vua thứ ba của triều Lý chủ trì xây dựng.
Đại Việt Sử lược (Việt Sử lược): "... Tháp dựng năm 1057 (Đinh Dậu), cao 30 tầng, có tên là Đại Thắng Tư Thiên".
Đại Việt sử ký toàn thư: "... Làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên năm 1056 (Bính Thân), phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chng. Vua Lý Thánh Tơng tự tay viết bài minh văn. Năm 1057 (Đinh Dậu, mùa Xuân, tháng Giêng) xây bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên, cao vài chục trượng, 12 tầng (tức tháp Báo Thiên). Ngồi ra cũng bộ cổ sử này cịn nghi về tháp: "... Mậu Ngọ, năm thứ 8 (1258)... Mùa Thu, tháng 8, gió to, đỉnh tháp Báo Thiên gãy rơi xuống" [123].
"... Nhâm Tuất, năm thứ 9 (1322)... Tháng 3, sét đánh tháp Báo Thiên, lở mất góc bên đơng tầng thứ hai" [123].
"... Bính Tuất (1406)... Tháng 6, chỏm tháp Báo Thiên gãy rơi xuống. An phủ sứ Đông Đô là Lê Khải không báo tin ấy phải biếm 1 tư [123].
"... Năm Đình Mùi (1427) ... Mùa Xuân, tháng giêng, vua (Lê Thánh Tông - theo Nguyễn Quốc Tuấn) tiến quân đến bờ bắc sông Lô (tức sông Cái, Nhị Hà, sông Hồng, không phải sông Lô ở Việt Bắc nước ta - theo Nguyễn Quốc Tuấn), đối diện với thành Đông Quan... Lấy Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm triều liệt đại phu nhập nội hành khiển Lại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự. Bấy giờ vua lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, trên bờ sơng Lơ (bấy giờ có hai cây bồ đề ở giữa nên gọi là dinh Bồ Đề), cao bằng tháp Báo Thiên (theo Nguyễn Quốc Tuấn), hàng ngày ngự trên lầu để trông vào trong thành xem giặc làm gì, cho Trãi ngồi hầu ở tầng thứ hai để vâng chỉ thao các thư đi lại" [123].
"... Đinh Mùi năm thứ 15 (1547)... Tháp Báo Thiên bị sập" [123].
An Nam chí lược: "... Tháp xây năm 1057, cao 13 tầng, nhưng có tên là Báo Thiên Tự Tháp".
Việt Sử tiêu án: "... Tháp xây 1057, cao 12 tầng, có tên là Báo Thiên, Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp".
Khâm Định việt sử thông giám cương mục: "... Tháp cao 12 tầng, cấp 1 vạn 2 nghìn cân đồng, tháp thuộc thơn Tiên Thị, huyện Thọ Xương".
Đại Nam nhất thống chí: "... Trong Thăng Long Bát Cảnh (tức là các bài thơ vịnh tám cảnh ở Thăng Long của người Thanh sang nước ta có bài Báo Thiên Hiểu Chung (Chng sớm chùa Báo Thiên). Trong mục "phố" của sách, có đoạn "phố Báo Thiên: bán vải thâm và dù xanh" [71].
Từ những dẫn chứng trên, Nguyễn Quốc Tuấn đưa ra bình luận 1: "... Thứ nhất: chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tơng đứng ra chủ trì việc xây dựng. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây dựng chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
Thứ hai: Tháp Đại Thắng Tư Thiên rất cao so với đương thời, đã có khá nhiều
lần bị sét đánh. Số lượng tầng trong các bộ sử hầu hết thống nhất, đều là 12 tầng, trừ Đại Việt sử lược, An Nam chí lược là 30 tầng và 13 tầng. Theo Nguyễn Quốc Tuấn, hai con số này là một khắc nhằm vì 12 với 13 tự dạng gần nhau, và 30 tầng có thể là 30 trượng song bị cố ý khắc thành 30 tầng, vì hai chữ "tầng" (層) và "trượng" (丈) có
tự dạng khác hẳn nhau. Sự khắc nhầm này có thể là một nhấn mạnh về độ cao thực tế của tháp Đại Thắng Tư Thiên mà người đương thời và đời sau rất thán phục.
Chi tiết vua Lê Lợi cho làm một tháp gỗ cao bằng tháp Báo Thiên và ngồi trên đó quan sát quân Minh trong thành Đơng Đơ lại càng khẳng định tháp có chiều cao,
Nhà thơ Phạm Sư Mạnh thời Trần có bài Đề Báo Thiên Tháp. Cho dù thế nào, qua bài thơ của Phạm Sư Mạnh, ta đã nhìn thấy phần nào quan trọng nhất, trong chức năng của tháp: "Trần áp đông tây củng đế kỷ". Ngọn tháp được làm ra để nhận lấy một sứ mệnh bảo trợ cho đế đô và vương quốc. Do vậy, dù không miêu tả là bao nhiêu tầng, nhưng chắc chắn là tháp Đại Thắng Tư Thiên một lần nữa lại được khẳng định về chiều cao của nó.
Bình luận 2: Các chứng cứ về tháp trên đây cho thấy con số 12 tầng là đáng tin
cậy vì đến tận thế XVIII, Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án cịn dựa theo sách cũ mà chép lại, chứng minh rằng đương thời, sách mà các ông đọc cũng vẫn ghi con số 12 tầng. Xin nói rằng mặc dầu các sách nêu con số 12 tầng, một con số không hề ngẫu nhiên, nhưng tôi chưa được đọc lời giải về con số này ở những người đi trước. Vậy tại sao lại là 12 tầng?
Phối vị của 12 cõi trời trong Mạn đà la như sau
(Nguồn: Nguyễn Quốc Tuấn 2010)
Phong thiên Tỳ sa môn thiên Đại tự tại thiên
Địa thiên Phạm thiên
Thủy thiên Tứ tí bất động
thiên Đế thích thiên
Nguyệt thiên Nhật thiên
Diêm ma thiên
La sát thiên Hỏa thiên
Sau đây tạm giải: Tháp có 12 tầng là bởi thể hiện cho "thập nhị thiên" (十 二 天) - 12 cõi trời. 12 cõi trời ấy gồm:
Phạm Thiên (梵 天), còn đọc là Phạm Thiên = Brahmadeva. Cõi này lại gồm ba cõi: đệ nhất: Phạm Chúng Thiên; đệ nhị: Phạm Phụ Thiên; đệ tam: Đại Phạm Thiên. Lấy nghĩa là Phạm Thiên giáng xuống bảo hộ thánh linh.
Địa thiên (地 天) = Prthivi, một trong bốn vị Chấp Kim Cương Thần ở Kim
Cương Giới. Vị thần này cai quản Địa Đại (Địa là một trong bốn Tứ Đại tạo nên vũ trụ, người), hình ảnh trong Mạn đà la là hoa sen.
Nguyệt Thiên (月 天) = Candra, Soma, Somadeva, Nisakara,...
Nhật Thiên (日 天), cũng là Nhật Thiên Tử (日 天 子) = Surya là biến hóa thân
của Quan Âm Bồ Tát trụ ở trong mặt trời. Mặt trời là cung điện của vị này.
Đế Thích Thiên (帝釋天), Đế Thích (帝釋) = Sakra Devanam Indra. Đây là vị chủ của cõi trời Đao Lị ( 忉 俐 天), là cõi trời cao nhất của Trung giới, cao hơn trời Tứ Thiên Vương, thấp hơn trời Dạ Ma (Yama) nguyện thường xuyên hỗ trợ cho Tam Bảo.
Hỏa Thiên (火 天), một hàng chúng của Thập Nhị Ngoại Kim Cương trong mạn đà la của Thai Tạng Giới (胎 藏 界 = Gaibhakosa Dhatu).
Diên Ma Thiên, còn đọc Diễm Ma Thiên (琰 麼 天) = Suyamadeva, cõi cắt đứt
tất cả ca nghiệp thiện ác của chúng sinh.
La Sát Thiên (儸 剎 天), một trong 12 cõi đồng thời cũng là một trong tám
phương trời. Vua của các La Sát là thần trấn giữ ở góc Tây Nam. Thủy thiên (水天)
Phong Thiên (风 天), một trong Tứ Chấp Kim Cương Thần trong Kim Cương
Giới Mạn đà la, vị trí ở góc Tây Nam Mạn đà la.
Tì Sa Mơn thiên (毘 沙 門 天) = Vaisravana, cịn gọi là Đa Văn Thiên, là một
trong bốn vị Thiên Vương hộ thế, cũng là vị thiên thần hộ pháp kiêm bố thí phúc trong Phật giáo. Vị trí trong Thai Tạng Giới Mạn đà la ở bên cửa Bắc của Ngoại Kim Cương Bộ Viện.
Đại Tự Tại Thiên (大 自 在 天) = Mahesvara, ở trên đỉnh của Sắc Giới, là chúa
tể của Tam Thiên Thế Giới. Mật Tông cho đây là Đại Nhật Như Lai ứng hiện, hiện đủ mọi hình, có rất nhiều tên.
Nhìn vào danh vị và phối trí của 12 cõi trời, chúng ta thấy rõ đây là ngọn tháp của Mật tơng Phật giáo. Phải trình bày ngay một điểm là các vua đầu nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông) rất ưa chuộng các nghi lễ Mật giáo và kinh Mật giáo. Bằng chứng cho sự ưa chuộng đó là bia văn tại tháp Sùng Thiện Diên Linh mà giáo sư Hà Văn Tấn đã dịch lại và đăng trên tạp chí Nghiên cứu Phật giáo, số 2 năm 2001 về hội đèn Quảng Chiếu, thực chất là một lễ hội Mật giáo.
Như vậy, ngọn tháp Đại Thắng Tư Thiên mà nghĩa của nó là: Nhận được suy tư lớn của chư Thiên và ngôi chùa mang tên báo Thiên với ý nghĩa: báo đáp ân của chư Thiên, chính là biểu tượng cho khát vọng được Trời - Phật bảo hộ và gia hộ cho đất nước phồn vinh và hịa bình, vĩnh cửu [107].
Ngồi ra, cịn tháp Long Đọi (Hà Nam) cao 13 tầng, tháp Chiêu Ân (Thanh Hóa) cao 9 tầng, tháp chùa Phật Tích (Bắc Ninh) cao 10 trượng.
Nguyễn Bá Lăng cho biết tháp Tường Long (Hải Phòng) cao 42m. Còn Nguyễn Duy Hinh dựa vào Đại Nam nhất thống chí cho cho rằng độ cao trên 30m và cụ thể
tháp cao 9 tầng [111].
Đo độ cao của các tháp cổ hiện còn nguyên vẹn trên đất nước ta như tháp Phổ Minh (Nam Định) dựng năm Hưng Long thứ 13 (1305); tháp Bình Sơn cao khoảng 17m (Vĩnh Phúc) dựng vào thời Trần (được sửa chữa lớn vào thời Lê) cao 15m; tháp
Bút chùa Ninh Phúc (Bắc Ninh) dựng vào thời Lê (1647) cao 13,05m. Cả ba ngôi tháp đều cao dưới 20m.
Trước đây, L.Bezacier khi nghiên cứu tháp chùa ở Việt Nam đã đưa ra một công thức: chiều cao của tháp gấp 2,5 lần chiều dài cạnh đáy của tháp. Theo công thức này, những nhà khai quật năm 2009 đã lấy phần lộ ra của nền tháp Tường Long trên mặt đất là 7,86m x 2,5 thì sẽ được độ cao dự đốn là 19,65m [5].
Tháp thời Lý đều là cây tháp có kích thước khá lớn, chân đế hình vng. Tháp
Chương Sơn (Hà Nam) cạnh chân đế lớn nhất 19 x 19m. Chân đế tháp Tường Long (Hải Phịng) 7,86 x 7,86m. Tháp chùa Phật Tích (chân rộng chiều Bắc - Nam 9,24m;
chiều Đông - Tây 9,18m), thu đều dần vào đến trên cùng của tầng móng này là 9,05m.
Chiều dày khơng đều nhau, hai góc cao hơn với 26 hàng gạch (cao 1,63m), ở giữa chỉ có 24 hàng gạch (cao 1,44m).
Về hoa văn, qua nghiên cứu tư liệu khá đầy đủ của tháp Chương Sơn, tư liệu tháp chùa Phật Tích thì tháp Lý được phủ kín tất cả mọi diện tích từ chân tháp, sân
nền tháp, đế tháp, các tầng tháp và chóp tháp với các đề tài như: Apsara, Kinnari,
phượng, rồng, uyên ương, hoa sen, hoa cúc, sóng nước, mây trời... với hàng trăm biến thể khác nhau.
Về loại hình tháp: Theo kết cấu chân đế tháp, các hiện vật bệ tượng Phật đá và
tượng Phật đất nung gắn trang trí trên tháp cịn lại ở đây có thể xác định tháp chùa Dạm thuộc loại tháp thờ Phật.
Vật liệu xây dựng tháp: Vật liệu xây dựng tháp chùa Dạm chủ yếu là gạch có
xen một ít vật liệu đá. Điều mà các tháp Chương Sơn, tháp Long Đọi, tháp chùa Phật Tích có đá tham gia rất nhiều, thậm chí tháp Chương Sơn chủ yếu là đá.
Về dáng tháp: Dựa trên mơ hình tháp chùa Dạm phát hiện được, cũng như căn
cứ vào dáng của tháp Phổ Minh và tháp Bình Sơn. Đặc biệt có thể căn cứ vào tư liệu quý là các tháp mơ hình thời Lý, thời Trần như các viên gạch tháp ở Hoàng thành Thăng Long, Li Cung, Hắc Y, tháp Chùa Chị, chùa Đám Trì... có thể xác định tháp Chùa Dạm cũng có dáng thon cao và có nhiều tầng.
Về số lượng tầng tháp: Khơng có tư liệu rõ ràng về số lượng tầng tháp ở Chùa
Dạm. Nhưng qua sự nguy nga đồ sộ của chùa khiến vua Trần Nhân Tông thán phục. Trong bài thơ "Đại Lãm thần Quang Tự", Vua viết:
… Thập nhị lâu đài khai họa trục Tam thiên thế giới nhập thi mâu…
Tạm dịch:
…Bức tranh kiến trúc mười hai lớp Mắt thấy thiên nhiên rộng vạn lần…
Ca dao cũng phản ánh sự đồ sộ của chùa:
Mười rằm trăng náu Mười sáu trăng treo, Mười bảy phẩy giường chiếu Mười tám đóng (xong) cửa Chùa Dạm
Những viên gạch khắc chữ Hán phát hiện được móng tháp (cấp nền 3) Chùa Dạm cho biết đến tầng thứ 10: "十 曾 三 北 - Thập tầng tam Bắc" (Tầng thứ mười,
hàng thứ ba về phía Bắc).
Các mơ hình tháp Lý và Trần đều mô tả tháp cao 9 tầng, hàng loạt mơ hình tháp khác có các con số 7 tầng, 5 tầng... Tuy nhiên, các con số ghi trong thư tịch cũng rất khác nhau: tháp Long Đọi 13 tầng, tháp Báo Thiên 12 tầng, tháp Chiêu Ân cao 9 tầng...
Cho nên để xác định số lượng tầng tháp theo chúng tôi vấn đề là phải xác định loại hình tháp, từ đó mới có thể xem tháp đó ứng với số lượng tầng như thế nào trong kinh điển Phật giáo.
Theo Niết Bàn kinh thì Phật Tổ có truyền cho A Nan rằng: trong thế gian chỉ có 4 hạng người được xây tháp:
Một là vị được 10 danh hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành
Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn thương xót chúng sinh, vì thế gian mà làm phúc tốt hơn hết.
Hai là Bích Chi Phật: suy nghĩ mọi pháp, tự giác ngộ đạo, cũng có thể đem lại
phúc lợi cho dân.
Ba là A La Hán nghe phép mà suy nghĩ để dứt sạch lậu nghiệp cũng có thể đem
lại phúc lợi cho dân.
Bốn là Chuyển Luân Thành Vương xưa trồng nhiều phúc, có uy đức lớn, cai trị
tứ thiên hạ, bảy báu đầy đủ (Kinh Niết Bàn, bản dịch của Thích Minh Châu, Sài Gịn