Địa điểm chùa Bà Tấm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 124 - 127)

Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI

4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý

4.1.9. Địa điểm chùa Bà Tấm

Năm 2005 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã tiến hành điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học tại cụm di tích đền - chùa Bà Tấm. Năm 2013, tiếp tục tiến hành khai quật lần thứ 2 với diện tích 67,8m2 tại khu vực trung tâm của chùa

a) Các di tích thời Lý được phát hiện năm 2005

Cống nước, mảng nền lát gạch, đường móng, bó vỉa, bó nền và móng trụ gia cố bằng gạch và ngói.

- Cống nước: Xuất hiện tại hố 1, 2 và 3. Độ sâu 65 - 80cm, dài 4,9 - 6,3m, chạy dài theo chiều Đơng - Tây, sử dụng ngói “bán viên” dài 0,36m, đường kính 18cm xếp nối tiếp nhau, đáy là 1 hàng gạch chữ nhật xếp kít. Các đường cống bị phá vào thời Lê. Cấu tạo giống đường cống nước phát hiện ở Hoàng thành Thăng Long, chùa Báo Ân... Tuy nhiên, có sự khác biệt, thể hiện ở kỹ thuật (khn và dải cuộn) và hình dáng (có gờ nổi...), chứng tỏ đường cống được sử dụng trong thời gian dài và luôn được tu sửa.

- Sân nền lát gạch: Tìm thấy 2 khoảng sân nền tại hố H3, độ sâu 60 - 80cm, nằm gần đường cống nước. Khoảng sân nền thứ nhất dài 1,35m, rộng 65cm được xếp gạch lát nền hình vng, đã bị phá huỷ mạnh. Khoảng sân nền thứ hai là 1 hàng gạch hình vng, cũng đã bị phá huỷ.

- Bó vỉa: Tìm được tại hố 6 là một hàng gạch hình chữ nhật xếp đứng chạy theo

chiều Đông - Tây dài 1,2m. Các viên gạch được xếp khít, khơng có chất kết dính. - Bó nền thứ nhất: Gồm các hàng gạch chữ nhật xếp đứng, ở phía Đơng hố H2, dài khoảng 4m, xếp gạch đỏ tươi, xương mịn. Kích thước: dài 38m, rộng 20m, dày 5 - 5,3cm. Kề bên là 1 đường gạch xếp nghiêng, nằm trên và bảo vệ 1 hàng ngói bờ nóc xếp gối lên nhau, dài 1,3m.

- Bó nền thứ hai: Nằm ở góc Đơng Nam, hố 3, chiều Đông - Tây dài 1,5m, rộng từ 20cm đến 30cm, cao hiện còn 16cm, xếp giật cấp, xếp khít, khơng có chất kết dính.

- Dấu tích móng gia cố bằng gạch và ngói: Tìm được tại hố 3, mặt cắt dày từ 0,3m đến 0,4m gồm các loại vật liệu: gạch vuông lát nền, gạch chữ nhật, ngói mũi sen, ngói bản.... Dấu tích gia cố phân bố trong diện tích khoảng 1,7 x 2,8 x 0,3m ở phía Tây và 2,8 x 3,9 x 0,4m ở phía Nam.

b) Các di tích thời Lý được phát hiện được năm 2013

Tại các hố khai quật năm 2013 đã phát hiện được các dấu tích kiến trúc của thời Lý, gồm: đường bó vỉa, bó nền, móng trụ sỏi (hố gia cố chân tảng)…

- Tại hố H1: Trong diện tích 29m2 (8,25 x 3,5m) đã tìm được các di tích thời Lý nằm ở độ sâu từ 1,0 - 1,3m, trong lớp đất màu nâu vàng, rắn chắc. Gồm: móng bó nền, hai đường bó vỉa và một trụ gia cố chân tảng kê cột bằng cuội sỏi nhỏ.

Đường bó vỉa thứ nhất: Nằm cách vách hố phía Tây - Nam 0,97m, chạy theo

hướng Tây Bắc - Đông Nam, xu hướng ăn sâu vào hai vách hố. Đường bó vỉa được cấu tạo 3 hàng gạch xếp nghiêng so le nhau. Gạch có dạng hình chữ nhật, màu đỏ tươi, viên lớn nhất có kích thước dài 60cm, rộng 20cm, dày 5,5cm, phần lớn các viên cịn lại có kích thước dài 38cm, rộng 19cm, dày 5cm. Đường bó vỉa đã bị các giai sau cắt phá, đoạn cịn lại ở phía Tây Bắc hố cịn khá ngun vẹn. Phía ngồi (Tây Nam) bó vỉa có nhiều mảnh vật liệu và trang trí kiến trúc đổ trạt. Phía trong sát vách Tây Bắc còn dấu vết hai viên gạch lát ăn sâu vào vách hố.

Đường bó vỉa thứ hai: Chạy song song và nằm cách đường bó vỉa thứ nhất

0,76m về phía Đơng Bắc. Bó vỉa gồm 1 đường gạch xếp nghiêng, gạch rộng 18cm, dày 4cm, đã bị móng kiến trúc lớp muộn nằm đè trận lên trên.

Bó nền và móng bó nền: Xuất lộ ở độ sâu 1m, cách vách Đông Bắc 85cm, cách

đường bó vỉa thứ nhất 1,2m. Vết tích móng bó chạt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phần xuất lộ dài 74cm, rộng 20cm và cao 22cm. Kết cấu cịn lại của móng bó gồm 4 hàng gạch xếp so le và chồng lên nhau. Đáy móng bó được gia cố bằng một lớp sành vỡ lẫn mảnh ngói và được đầm chắc. Qua quan sát, nhận thấy, mặt dương (mặt ngồi) của móng quay về hướng Tây Nam, cịn mặt âm (mặt trong) nằm về hướng Đông Bắc, liền sát với trụ sỏi gia cố. Dựa trên những đặc điểm kết cấu vết tích và so sánh đối chiếu với vết tích xuất lộ ở hố III, nhận định đây có thể là đường móng bó cấp nền hiên/hành lang của Thượng điện thời Lý.

Trụ sỏi gia cố chân tảng: Xuất lộ ở sát vách Đông Bắc của hố đào, cách đường bó

vỉa thứ hai 0,86m, và sát móng bó. Trụ sỏi có kích thước xuất lộ rộng 0,74m, ăn sâu vào vách Đông Bắc của hố. Trụ sỏi cũng bị nền sân của kiến trúc giai đoạn sau nằm đè lên trên.

- Trong diện tích 5,5m2, dài 4,2m x rộng 1,3m của hố H2, ở độ sâu 1,1m, sát vách hố phía Đơng Nam, xuất hiện lớp gia cố nện chặt bằng sành, sỏi cuội có lẫn một

dài 3,07m từ vách Tây Nam về phía Đơng Bắc. Theo ý kiến của những người tham gia khai quật thì đây có thể là một lớp đầm lót đáy móng bó kiến trúc thời Lý.

- Tại hố H3: Lớp kiến trúc thời Lý phân bố từ độ sâu 0,5 - 1,7m, vết tích cịn lại là hai thành bậc đá, móng bó nền và trụ sỏi gia cố chân tảng.

Thành bậc: Nằm ở chính giữa trục trung tâm Đơng Bắc - Tây Nam, có hướng đi từ

Thượng điện xuống sân phía sau. Khoảng cách giữa hai thành bậc rộng 2,45m, dài 2,73m ,dày 32 - 35cm, cao còn lại 1,5m. Cấu tạo thành bậc gồm hai khối đá sa thạch màu xám ghép mộng chốt với nhau. Ở độ sâu 1,3m, ngay giữa lịng hai thành bậc, cách vách hố phía Đơng Bắc 40cm cịn phát hiện đống đổ vật liệu ngói và trang trí kiến trúc thời Lý.

Móng bó nền và bó nền: Thứ nhất xuất lộ ở độ sâu 1,04m, với hai đường móng

bó nằm ở phía hai bên thành bậc, nằm vng góc và sát với đầu mép ngồi chân hai thành và có xu hướng phát triển ăn sâu vào hai vách, cao còn lại 44cm (gồm 8 hàng gạch), đáy móng được gia cố bằng lớp sỏi cuội, mảnh đồ đựng sành mỏng, bên trong (phía Tây Nam) được đầm chặt bằng đất sét màu nâu vàng. Móng được xếp so le bằng ½ viên gạch bìa hình chữ nhật, màu đỏ tươi, rộng 19 - 20cm, dày 5 - 5,5cm, trên mặt cạnh của một số viên gạch quan sát thấy in chữ Hóa, Thổ, Tam. Phía ngồi móng cịn có dấu vết của viên gạch lát nền sân ăn sâu vào góc Bắc và góc Nam của hố.

Móng bó nền và bó nền: Thứ hai xuất lộ ở độ sâu 0,96m, chạy theo hướng Tây

Bắc - Đông Nam, nằm ở hai bên và vng góc với đầu hai thành bậc, cách móng Thượng điện của chùa hiện tại 1,2m và có xu hướng ăn sâu vào hai vách hố. Móng cịn lại có kết cấu gồm 3 hàng gạch bìa đỏ chữ nhật, kích thước trung bình: dài 36,7cm x rộng 20cm x dày 5cm, được xếp so le và chồng khít lên nhau. Đáy móng được gia cố bằng một lớp gạch, ngói vỡ và sỏi được đầm nện chặt. Móng bị giai đoạn sau cắt phá và bị móng kiến trúc giai đoạn nằm đè lên trên.

Móng trụ: Đã phát hiện 2 móng trụ hình vng có kết cấu bằng các mảnh sành,

ngói đầm nện chặt với đất sét. Móng trụ thứ nhất nằm ở độ sâu 1,04m, nằm sát vách Tây Bắc của hố khai quật, có kích thước: dài 1,1m, rộng 1,1m, sâu hiện còn 58cm. được đầm gia cố bằng các loại vật liệu như gạch, ngói, mảnh sành và được đầm lẫn với đất sét, bề mặt bên trên dải một lớp sỏi cuội mỏng. Móng trụ thứ hai xuất lộ ở độ sâu 1,05m, nằm sát vách Đơng Nam, kích thước và được gia cố bằng các loại vật liệu tương tự như móng trụ thứ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)