Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý
4.1.2. Địa điểm tháp Tường Long
Địa điểm này đã được khai quật 3 lần vào các năm 1978, 1998 và 2009 do Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, đã làm rõ được các phế tích nền móng của chùa và cây bảo tháp được xây dựng bằng gạch, có niên đại thuộc thời Lý, tháp Tường Long.
- Mặt bằng chùa: Dấu tích nền chùa nằm về phía Bắc của móng tháp, mặt bằng hình chữ nhật, diện tích 156m2, trong đó chiều dài là 26m, chiều rộng là 6m. Tồn bộ nền được bó vỉa bằng đá xanh. Khu vực bên trong và xung quanh nền chùa tìm được các hiện vật là vật liệu xây dựng và trang trí kiến trúc như: ngói mũi sen, tượng linh thú,...
- Mặt bằng tháp: Còn nhận diện được sân tháp và móng tháp.
Sân tháp có bình đồ hình vng, mỗi cạnh dài 4m, được đầm nện bằng đất đồi laterite trộn với sỏi nhỏ. Xung quanh sân tháp được bó vỉa cẩn thận: bên ngồi kè đá hộc, bên trong dùng gạch chữ nhật bó vỉa. Dấu vết gạch lát nền chỉ tìm được ở phần phía Đơng với diện tích cịn lại rộng khoảng 2m.
Móng tháp được xây dựng hoàn toàn bằng gạch chữ nhật, có bình đồ hình vng, gồm ba tầng, trong lịng rỗng, các tầng được xây giật cấp chồng lên nhau. Theo trật tự từ dưới lên: tầng dưới cùng mỗi cạnh dài 7,86m, tầng thứ hai mỗi cạnh dài 7,36m, tầng trên cùng mỗi cạnh dài 6,92m, bề mặt móng tháp trên cùng rộng 2,0m. Các góc của móng tháp uốn cong kiểu đao đình. Gạch sử dụng xây móng tháp đều khơng có hoa văn trang trí, một số viên có in chữ Hán trong khn hình chữ nhật “Lý
gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”- sản xuất năm 1057, kích thước trung
bình: dài từ 28cm đến 56cm, rộng từ 20cm đến 23cm, dày 5cm.
Với dấu tích cịn lại, thì có thể ban đầu tháp Tường Long cao khoảng từ 18m đến 20m.