Tiểu kết chương 1

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 28 - 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận án đã đề cập đến những vấn đề về vị trí địa – văn hóa; tư liệu và vấn đề, đồng thời khái quát về chùa Dạm qua tài liệu cổ sử và nêu tóm lược những cuộc nghiên cứu về chùa Dạm ở tại những cuộc thám sát khảo cổ năm 2009 và khai quật khảo cổ học tổng thể từ năm 2011 đến năm 2014, như sau:

Có thể thấy rằng, Bắc Ninh xưa là vùng đất cổ có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc, là cái nơi hình thành lên nền văn hóa Việt Nam, nay là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Hồng, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đơng Bắc thủ đơ Hà Nội, nằm trong tam

giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các tuyến thống giao thông quan trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thủy dọc sông Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình, gần cảng hàng khơng Quốc tế Nội Bài.

Trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển, vùng đất này đã tạo dựng kho tàng di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đồ sộ. Nhiều di tích tiêu biểu gắn với các sự kiện lịch sử quan trọng như: Tổ đình Phật giáo Việt Nam gắn liền với di tích Chùa Dâu và hệ thống Tứ pháp, chùa Phật Tích, trung tâm Hán học sớm nhất của nước ta với di tích Nam giao học tổ - nơi thờ Sĩ Nhiếp người truyền bá Nho giáo vào Việt Nam, đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt…

Qua việc nghiên cứu, xem xét, điều tra tổng thể di tích và cảnh quan xung quanh có thể thấy, chùa Dạm là khu di tích cịn khá ngun vẹn kể từ thời khởi dựng. Mặt bằng kiến trúc hiện còn 4 cấp nền vươn cao theo sườn núi và được giữ nguyên trạng kể từ khi xây dựng cho đến nay. Ngoài các cấp nền được kè đá hiện cịn, dấu tích cảnh quan của các di tích liên quan đến ngơi chùa cịn khá rõ nét với các di tích như: ngịi Con Tên, Thùng Thối, Đền Vua, Bãi Hội,... Hình thành nên một tổng thể khu di tích liên hồn từ sơng Thiên Đức đến núi Đại Lãm, trong đó chùa Dạm giữ vai trị là vị trí trung tâm.

Chùa Dạm là một trung tâm Phật giáo có mặt sớm và hiện diện theo suốt chiều dài lịch sử trên vùng đất xứ Bắc. Mở đầu được xây dựng bởi sự quan tâm của vương triều, một đại danh lam nổi tiếng một thời và được duy trì, tồn tại bởi tinh thần Phật giáo của người dân trong vùng theo suốt dặm dài lịch sử mặc sự thăng trầm, biến động của xã hội. Cho đến nay, mặc dù kiến trúc chùa xưa khơng cịn nữa, nhưng trong lòng đất nơi đây còn ẩn dấu biết bao dấu tích thuở xa xưa. Những dấu tích kiến trúc, hiện vật tìm được là tín hiệu cho biết về diện mạo ban đầu về một khu di tích trong quá khứ.

Chùa Dạm qua tài liệu cổ sử được ghi chép trong các bộ sử như: “Đại Việt sử

ký toàn thư”, “Việt Sử lược”, “Khâm định Việt sử thơng giám cương mục”, “Đại Nam nhất thống chí”, đều thống nhất chùa Dạm được xây dựng vào năm Bính Dần, niên

hiệu Quảng Hựu 2 (1086) đến năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội Phong 3 (1094) chùa được làm xong.

Qua tình hình tư liệu, kết quả nghiên cứu về chùa Dạm, được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước khi thám sát khảo cổ học và giai đoạn sau khi được khai quật khảo cổ học năm 2009. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại việc nghiên cứu về chùa Dạm là toàn diện và đầy đủ nhất từ trước cho đến nay.

Để tìm về một thời vàng son ấy và góp phần tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc trong lịch sử nói chung, văn hóa Phật giáo nói riêng, cùng những đóng góp của

quật khảo cổ học tổng thể để nghiên cứu toàn diện về chùa Dạm - một cơng trình kiến trúc tơn giáo của Hồng gia thời Lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)