Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI
4.1. Hệ thống chùa, tháp thời Lý
4.1.1. Địa điểm núi Ngô Xá
Theo ghi chép của tài liệu sử, trên núi Ngô Xá được xây dựng ngôi bảo tháp “Vạn
Phong Thành Thiện” vào thời Lý, khoảng từ năm 1108 - 1117, đời vua Lý Nhân Tông.
Địa điểm này được đào thám sát lần đầu tiên vào năm 1965, sau đó từ tháng 12/1966 đến tháng 3/1967 Đội Khảo cổ học (tiền thân của Viện Khảo cổ học ngày nay) tiến hành khai quật lần thứ hai. Trên tổng toàn bộ diện tích của các hố khai quật, 1.036m2, đã tìm được các di tích có niên đại từ thời Lý.
a. Hố Đông: Trong phạm vi giữa hố khai quật đã phát hiện được 2 bậc lên
xuống: bậc thấp (bậc 1) ở mé đông, lát đá phiến; bậc cao (bậc 2: cao hơn bậc 1: 0,40m) ở mé tây, lát gạch. Cuối bậc 2 (phía tây) có hàng gạch đứng bó vỉa.
- Bậc thứ nhất: Có kích thước: rộng 1,90m, dài 3,15m, hiện cịn 11 tấm đá sa
thạch màu xám nâu, trong đó có 7 tấm nguyên, 4 tấm bị vỡ mất từng mảng. Các tấm đá này có kích thước trung bình: dài 0,75m, rộng 0,65m, dày 0,08m.
- Bậc thứ hai: rộng 2m, dài 3,40m được lát bằng gạch, kết cấu gồm hai tầng:
tầng thấp giáp bờ Nam rộng 50cm, tầng cao (cao hơn 7cm) kéo suốt đến bờ Bắc, rộng 3,50m. Trong phạm vi này cịn tìm được một khoảng nền được lát bằng gạch vng với 18 viên cịn lại có kích thước trung bình 40 x 40cm nằm về phía Bắc; một phiến đá sa thạch dài 0,80m, rộng 0,40m được lát ở góc Tây Bắc; Và một khoảng nền ở phía Nam cịn lại 29 viên gạch chữ nhật và 1 viên gạch vng kích thước 20 x 20cm.
b. Hố trên đỉnh núi: Đã tìm được các vết tích kiến trúc sau:
- Các móng trụ (hố gia cố chân tảng): Ở khu vực phía Tây cũng đã tìm được
dấu tích của bậc lên xuống, và 4 móng trụ, trong đó có 02 móng trụ ở phía Bắc cịn ngun vẹn với các chân tảng đá sa thạch chạm khắc hoa sen nằm cách nhau 4,4m. Đối xứng về phía Nam có dấu tích 02 móng trụ chỉ cịn lại dấu vết của hố móng được đào sâu xuống lớp đá núi, có kích thước đều nhau là 1,0 x 1,07m.
- Đường cống nước: Xuất lộ ở vị trí cách bậc lên xuống khoảng 4,6m ra phía ngồi tìm được 2 đường cống, hiện trạng xuất lộ cho thấy các đường cống này đã bị phá hủy khơng cịn ngun vẹn. Đáy cống được đào sâu xuống nền đá núi khoảng 35cm, rộng từ 53cm đến 58cm và được lát bằng các tảng đá muối dày từ 7cm đến 10cm. Thành cống được xây dựng bằng gạch xếp dọc theo chiều dài của đường cống, vị trí cao nhất hiện cịn 5 lớp gạch xếp chồng khít lên nhau. Đó hầu hết là gạch chữ nhật: loại to có kích thước dài: 37,5cm, rộng: 21,5cm, dày: 5cm; loại nhỏ có kích thước trung bình dài: 33cm, rộng: 16cm, dày: 5cm và một vài viên gạch vng có kích thước: 21,5 x 21,5cm, dày: 5cm. Lịng cống sâu 25cm, rộng 37cm, dài hiện còn 6,40m. Mặt cống được đậy kín bằng các phiến đá muối, dày trung bình từ 15cm đến 20cm.
- Sân nền: Gồm 4 dải sân khớp liền với nhau tạo thành bình đồ hình vng, mỗi cạnh 24m, mặt sân rộng 2,50m. Để xây dựng khoảng sân nền này, người ta đã đào sâu xuống trong nền đá núi khoảng 30cm, do vậy ở rìa ngồi cùng của sân có một lớp vỉa tự nhiên bằng đá muối.
- Nền tháp: Hiện cịn cao 4,05m tính từ mặt sân gạch lên đến chân tháp, có 3
tầng; mỗi tầng cao 1m thu nhỏ vào 1,20m so với tầng dưới kế cận. Ở mặt phía Đơng và Tây đều có 2 bậc lên xuống cắt ngang qua.
3,0m. Hiện trạng xuất lộ đã bị phá hủy mạnh, các lối lên xuống đều khơng cịn ngun vẹn. Dấu tích cịn lại cho thấy, các bậc đều được lát bằng các tảng đá muối, vị trí nguyên vẹn nhất có thể có tới 6 bậc. Lối lên xuống phía Tây cịn tìm được dấu tích của lan can thành bậc ở hai bên được làm bằng các tảng đá có chạm khắc hoa văn, trong đo nổi bật là hình ảnh của các Áp-sa-ra đang ở các tư thế múa.
- Bó chân móng tháp: Được xây dựng bằng các tảng đá muối xếp chồng lên
nhau tạo thành bình đồ hình tứ giác. Theo hiện trạng xuất lộ di tích, móng tháp ở phía Đơng và phía Tây cịn ngun vẹn nhất, phía Bắc và phía Nam đã bị phá hủy mạnh.
- Bó móng tháp phía Tây: Phần bắc nhận diện được rõ nhất với một đoạn dài
2,76m cao 1,87m với 9 lớp đá muối xếp chồng lên nhau. Phần còn lại đã bị huỷ hoại nhiều, chỉ còn 3 hoặc 2 lớp đá xếp, các lớp trên bị xơ ra ngồi. Phía Nam bị sụp đổ khá nhiều; nơi cao nhất sát thành bậc Nam, còn cao 1,45m với 7 lớp đá muối xếp chồng, và càng ra ngồi càng thấp dần; góc ngồi bị đổ nát.
- Bó móng phía Đơng: phần Nam cịn lại 5 lớp đá muối xếp chồng, vách còn ở dáng thẳng đứng; Phần Bắc bị sụp đổ nhiều vị trí cao nhất là 1,10m, nhưng càng ra góc thì các lớp đá xếp trên càng bị mất nhiều, góc bị sụp đổ khơng cịn vết tích rõ.
- Bó móng tháp phía Bắc và phía Nam: Cịn lại chỉ trung bình 0,95m.
Vật liệu sử dụng là các phiến đá muối được đẽo gọt vng vức, xếp chồng khít lên nhau. Phần lớn là các phiến đá lớn có kích thước trung bình: dài 50 - 70cm, dày 13 - 20cm, bề rộng trung bình 30 - 35cm, phiến nhỏ hơn có kích thước: dài 25cm, dày 5cm.
- Móng tháp: Móng được đào trên đỉnh núi sâu vào nền đá núi trung bình
1,80m, đoạn phía nam sâu nhất 1,96m, đoạn phía tây rộng nhất 1,60m. Bình đồ móng tháp có hình vng, các cạnh dài đều nhau là 9,50m; bốn góc lại được đào ốp thêm ở ngồi bốn hình thước thợ sâu trung bình 1,65m. Tại vị trí mặt cắt của móng tháp cho thấy có từ 4 đến 6 lớp đá được đầm xen lẫn từ 4 đến 6 lớp sỏi từ độ sâu 1,80m đến 1,60m là một lớp đá với đất laterite màu đỏ được đầm chặt; từ độ sâu 1,60m đến 1m, móng tháp được dùng các loại vật liệu đầm thành từng lớp theo trật tự: cứ một lớp đá dày trung bình từ 5cm đến 10cm lại xen 1 lớp sỏi lẫn đất laterite dày trung bình từ 2cm đến 3cm. Trên cùng của dấu tích móng tháp cịn lại được đầm một lớp sỏi trộn lẫn với đất laterite dày khoảng 1,0m.