Tiểu kết Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 112 - 114)

Chương 3 : HIỆN VẬT VÀ NIÊN ĐẠI

3.3. Tiểu kết Chương 3

Hệ thống hiện vật chùa Dạm được phát hiện thông qua hai dạng thức: Hiện vật lộ thiên và hiện vật thu được từ những cuộc khai quật khảo cổ học. Hiện vật lộ thiên hoàn toàn là chất liệu đá có thể khối lớn và cơ bản có niên đại từ thời Lý (thế kỷ XI) như: Cột đá chạm rồng, hàng kè đá, đế chân móng tháp đá… Những hiện vật này có giá trị quan trọng trong việc xác định niên đại cũng như quy mơ di tích chùa Dạm trong lịch sử. Còn hiện vật thu được trong lòng đất qua các cuộc khai quật khảo cổ học cơ bản gồm 2 nhóm chính là vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc và vật dụng sinh hoạt. Vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc bao gồm: Gạch, ngói, đất nung… Vật dụng sinh hoạt gồm: Đồ gốm, sứ, sành… Các hiện vật nêu trên có niên đại trải dài từ thời Lý đến thời Nguyễn (thế kỷ XI đến thế kỷ XX) và thời cận đại, thông qua việc nghiên cứu hệ thống hiện vật chùa Dạm sẽ cho ta câu trả lời về lịch sử phát triển của chùa Dạm từ khi khởi dựng cho đến khi trở thành phế tích.

- Về hiện vật: Tổng số hiện vật thu được khá nhiều và phong phú với nhiều tiêu bản hiện vật là mảnh vỡ của vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc, đồ dùng sinh hoạt, các hiện vật liên quan đến chất liệu đất nung, gạch, gói, gốm, gốm men, sành mịn, kim loại và đá, trong đó chúng tơi lựa chọn các tiêu bản tiêu biểu để miêu tả chi tiết. Các sưu tập hiện vật có từ thời Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng, Nguyễn…

Sưu tập hiện vật thu được cho biết trong di tích đã từng tồn tại nhiều cơng trình kiến trúc có quy mô lớn với việc thu được số lượng hiện vật kiến trúc phong phú, có nhiều kích cỡ khác nhau, tiêu biểu có những khối đá, viên gạch, ngói có kích thước khá lớn. Qua việc chỉnh lý các hiện vật cùng với vết tích xuất lộ trong quá trình khai quật khảo cổ cho thấy thời điểm xây dựng diễn ra vào thời Lý, sau đó được tu bổ, sửa chữa vào các thời đại sau.

- Về niên đại: Di tích chùa Dạm chứa nhiều hạng mục cơng trình kiến trúc khác nhau, niên đại hiện vật ở mỗi vị trí, cấp nền đào cơ bản có sự đồng nhất về chất liệu như: Đá (chân tảng, trang trí); đất nung (trang trí kiến trúc); vật liệu xây dựng (gạch, ngói)... Qua nghiên cứu sưu tập thu được có niên đại từ thời Lý cho đến thời cận hiện đại, tương ứng với giai đoạn xây dựng và tồn tại của cơng trình. Trong đó, hiện vật thuộc thời Lý vẫn chiếm số lượng lớn, riêng vật liệu kiến trúc chiếm 66.47%, bên cạch đó cịn thu được một số đồ gốm men Trung Quốc từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XX.

Chương 4

DI TÍCH CHÙA DẠM TRONG HỆ THỐNG CÁC CHÙA THỜI LÝ

Nhà Lý xây dựng nhiều cơng trình kiến trúc tại các địa phương trong cả nước, trong đó đáng chú ý nổi bật là các chùa tháp, hành cung, chùa kiêm hành cung. Đến nay, khảo cổ học đã khai quật và nghiên cứu tại những địa điểm có các di tích của thời Lý như sau:

(1) Khai quật, nghiên cứu di tích tháp Vạn Phong Thành Thiện (tháp Chương Sơn) trên đỉnh núi Ngô Xá (huyện Ý Yên, Nam Định).

(2) Khai quật, nghiên cứu di tích tháp Tường Long (Đồ Sơn, Hải Phòng).

(3) Khai quật, nghiên cứu chùa Lạng (Viên Giác tự) xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.

(4) Khai quật, nghiên cứu địa điểm đền Cầu Từ, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang.

(5) Khai quật, nghiên cứu tháp thời Lý chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

(6) Khai quật, nghiên cứu địa điểm chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

(7) Khai quật, nghiên cứu chùa Linh Xứng, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.

(8) Khai quật, nghiên cứu địa điểm chùa Long Đọi Sơn, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam

(9) Khai quật, nghiên cứu địa điểm chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

(10) Khai quật tổng thể di tích chùa Dạm, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) di tích chùa dạm trong hệ thống các chùa thời lý (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)