Lượng nước toàn phần trong cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, tuổi, giống. Nước chiếm 74% trọng luợng cơ thể khi mới sinh ra, 55-60% ở người trưởng thành nam, và 45-50% ở trưởng thành nữ, người già 45-50%. Sự thay đổi lượng
nước nhanh xảy ra phần lớn ở phần ngoài tế bào. Những người nhiều cơ bắp có
chứa lượng nước nhiều hơn người béo, do lượng nước trong cơ nhiều hơn gấp 3 lần trong tế bào mỡ. Đàn ơng có lượng nước so với trọng lượng cơ thể cao hơn so với nữ giới do có lượng cơ bắp nhiều hơn và tỷ lệ mỡ ít hơn nữ.
Bảng 2. Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em, và người trưởng thành
Đối tượng (năm tuổi) % nước
Trẻ em Sơ sinh 1 6-7 75 58 62 Nam trưởng thành 16-30 31-60 61-90 58.9 54.7 51.6 Nữ trưởng thành 16-30 31-91 50.9 45.2
Có thể chia sự phân bố nước trong cơ thể làm 2 phần chính: Trong tế bào và ngồi tế bào. Chúng tham gia vào các thành phần và các phản ứng sinh học một
cách phức tạp; chúng biến đổi tuỳ theo vị trí trong cơ thể. Nước trong và ngoài tế bào bị phân cách bởi màng bán thấm của tế bào; màng này cho phép nước có thể đi qua một cách chọn lọc.
Nước ngoài tế bào được chia làm 2 loại: Nước trong mạch máu và nước gian bào. Giữa 2 phần được phân cách bởi thành mạch máu; thành mạch cũng cho phép nước đi qua một cách chọn lọc và kiểm soát chặt chẽ những chất hoá học đi qua.
Dịch trong nhãn cầu, trong bao hoạt dịch, dịch tiêu hoá, cũng như một số dịch đặc biệt khác thuộc loại nước ngoài tế bào nhưng khơng được trao đổi với
nước ngồi tế bào khác. Thể tích nước trong mạch máu và trong tế bào tương đối
hằng định; trong khi nước gian bồ có thể tăng hoặc giảm đáp ứng với tổng lượng nước của cơ thể. Trong trường hợp này phần nước gian bào được coi như là một
"vùng đệm", từ đó nước có thể vào trong tế bào hoặc ra ngoài tế bào, nhằm đề
Sơ đồ về sự phân bố nước trong cơ thể
Tổng số nước cơ thể (45 lít)
Dịch ngồi tế bào (15 lít); tỷ lệ Na:K = 28:1 Máu hoặc
dịch trong mạch máu (3 lít)
Gian bào, trong ruột, hoặc dịch ngoài mạch máu (12 lít) Dịch trong tế bào (30 lít) Tỷ lệ Na:K = 1:10
Nước được di chuyển giữa các vùng của cơ thể theo cơ chế khuếch tán thụ
động. Nó di chuyển từ vùng có nồng độ phân tử nước cao tới vùng có nồng độ nước
thấp, con đường này được gọi là quá trình thẩm thấu. Hướng di chuyển của nước
khi thẩm thấu phụ thuộc vào nồng độ của chất hoà tan trong dung dịch. Dung dịch có chất hồ tan cao sẽ có nồng độ nước thấp do bị các phân tử hoà tan hấp thu,
ngược lại dung dịch có chất hồ tan thấp sẽ có nồng độ phân tử nước cao. Sự di
chuyển của nước trong thẩm thấu phụ thuộc vào áp lực thẩm thấu và phụ thuộc vào mặt trong hay ngồi của màng bán thấm. Dung dịch có chất hồ tan cao sẽ có áp lực thẩm thấu lớn. Nước có xu hướng di chuyển từ vùng có áp lực thẩm thấu thấp sang vùng có áp lực thẩm thấu cao. Sự di chuyển của nước sẽ ngừng lại khi áp lực thẩm thấu của 2 phía màng tế bào cân bằng nhau. Như vậy là nước có thể di chuyển qua màng tế bào một cách tự do nhằm cân bằng áp lược thẩm thấu trong và ngoài tế bào.
Đây là con đường cơ bản của việc tự điều hoà áp lực thẩm thấu của cơ thể, điều hoà
nước giữa các khoang của cơ thể, giữa trong và ngồi màng tế bào.
Cơ thể có thể thực hiện một số chức năng kiểm soát cân bằng thẩm thấu. Một trong những con đường quan trọng nhất là kiểm soát chuyển động của nước phối
hợp với nồng độ của một số ion kim loại trong và ngoài màng tế bào. Một số ion
này mang điện tích dương (các cation, do chúng được thu hút đến điện cực âm
"cathode"), một số khác tích điện âm được gọi là anion, do chúng được thu hút đến
điện cực dương"anode") . Các ion này tồn tại tự do trong các dung dịch của cơ thể
nhưng khi chúng kết hợp với các phần tử trung tính sẽ tạo nên các dung dịch muối, thành phần có Na+, Cl-, K+. Các ion này khi hồ tan trong nước được gọi là các chất
điện giải do chúng có tính dẫn điện.