KHUYẾN NGHỊ VỀ CÁCH ĂN UỐNG VÀ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔ

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 111 - 113)

CAO TUỔI

3.1. Nguyên tắc chung về ăn uống của người cao tuổi

Về cơ bản, chế độ ăn cho người già không khác với các khuyến nghị về ăn uống cho người tuổi trung niên, nhưng cần chú ý rằng người già lại có nguy cơ cao về thiếu một số chất dinh dưỡng. Do đó, tất cả các chế độ ăn đầy đủ đều cung cấp năng lượng, protein, xơ, calci, các vitamin D, B12, B6 và folate. Trước đây, người ta khuyến nghị chung cho nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên, nhưng hiện nay khơng cịn phù hợp nữa. Việc duy trì một chế độ ăn có đủ chất dinh dưỡng nhưng lại ít calo là rất khó, và đây chính là lý do giải thích vì sao người nhiều tuổi hơn cần duy trì hoạt động thể lực ở mức vừa phải, và những người ít vận động nên có phương pháp tăng mức tiêu hao năng lượng một cách thích hợp.

- Giảm mức ăn: Nhu cầu năng lượng của người có tuổi giảm đi cho nên cần chú ý giảm lượng thức ăn so với thời trẻ. Chú ý theo dõi cân nặng, không nên vượt quá cân nặng nên có. Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh ở hệ tim mạch: Cần chú ý ăn uống điều độ trong những ngày lễ, tết.

- Giảm đường , muối, thức ăn toan (thịt, thức ăn động vật), chế độ ăn thiên về kiềm - Ăn thức ăn mềm và nên có món canh trong bữa ăn vì tuyến nước bọt và hàm răng

của người nhiều tuổi hoạt động kém

3.2. Các lưu ý về ăn uống của người cao tuổi

Trong bữa ăn chung và bữa ăn của người nhiều tuổi cần có các món như sau:

- Ăn hỗn hợp giàu đạm béo: Ăn thêm đậu, lạc, vừng, cá và thủy sản, đậu phụ và đậu

các loại. Các chất này có nhiều chất đạm, chất dầu, trong đó có một loại acid béo không no là acid linoleic rất quan trọng trong việc phòng chống tăng cholesterol. Người nhiều tuổi nên ăn nhiều món ăn từ đậu tương như đậu phụ, tương, sữa đậu nành, tào phớ.

- Ăn nhiều rau tươi, quả chín, món salat: Là nguồn vitamin, chất khoáng cho cơ thể

và đây là các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng với người cao tuổi vì người cao tuổi dễ bị táo bón.

- Đồ uống: Người nhiều tuổi nên hạn chế dùng rượu. Nên uống nước hoa quả thường

xuyên.

- Những người già mắc bệnh mạn tính liên quan đến ăn uống (tiểu đường, béo phì, tăng huyết áp) nên có chế độ ăn nhẹ và thích hợp theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng.

81

- Những người già đang dùng thuốc thì nên có chế độ ăn riêng để giảm thiểu phản ứng giữa thuốc và thức ăn.

3.3. Bổ sung vi chất dinh dưỡng và chất khoáng ở người già

Trong một số trường hợp khi cần thiết, việc bổ sung có thể dựa vào kết quả xét nghiệm và theo chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với liều lượng lớn và đối với những người không thể ăn đủ các chất dinh dưỡng từ bữa ăn (chẳng hạn người ăn kiêng). Hiện chưa có một quy định chung về việc sử dụng các loại bổ sung vitamin nhưng đã có sự điều chỉnh về bổ sung trong các trường hợp sau (có chỉ định của thầy thuốc): Vitamin D trong khoảng 5-10 µg/ngày đối với người già ở nhà hoặc ở viện dưỡng lão không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; calci trong khoảng 400-800 mg/ngày đối với những người không thể tăng nguồn calci từ chế độ ăn, đặc biệt là những người không sử dụng các sản phẩm sữa, và vitamin B12 ở mức 1,5 µg/ngày đối với những người phẫu thuật dạ dày hay viêm teo dạ dày – làm cản trở việc hấp thu B12 từ thức ăn.

3.4. Hoạt động thể lực

Điều quan trọng để tiếp tục duy trì sức bền của khối cơ. Tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý làm cho người cao tuổi sảng khoái, mạnh khỏe, tự tin, tăng khả năng trí lực và thể lực. Các chuyên gia dinh dưỡng, người làm công tác xã hội và đội ngũ cộng tác viên y tế nên là những người tiên phong về chăm sóc sức khoẻ cho người già. 4. CHÍNH SÁCH Y TẾ VÀ XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ

Người già không thể tránh khỏi sự suy giảm sức khoẻ. Với chế độ ăn và lối sống hợp lý suốt cả cuộc đời, con người có thể duy trì cuộc sống năng động và khoẻ mạnh cho đến tuổi 70. Ngay cả những người mắc bệnh mạn tính và tàn tật cũng đều có thể nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống nếu tự họ hoặc những người chăm sóc họ tuân theo những khuyến nghị về chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xun, hít thở khơng khí trong lành, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thực hiện các chăm sóc y tế mà người cao tuổi có thể tiếp cận được cũng là một thành tố rất quan trọng.

Đối với Việt nam, xu hướng tăng tuổi thọ rõ rệt đã đặt ra những vấn đề lớn về chăm sóc người cao tuổi để họ có một cuộc sống với chất lượng tốt hơn, tiếp tục đóng góp trí tuệ và kinh nghiệm của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Người cao tuổi là tài sản quý của xã hội nên nhà nước cần có các chính sách xã hội. Hiện nay, chúng ta thực hiện chương trình hành động quốc tế chăm sóc người cao tuổi (chương trình dài hạn đến 2025) đã được Liên hợp quốc khuyến cáo gồm 6 mục: Sức khỏe và ăn uống, nhà ở và môi trường, gia đình, bảo trợ xã hội, lợi tức và việc làm, giáo dục. Như vậy, sức khỏe và ăn uống là một nội dung rất quan trọng trong chăm sóc người cao tuổi - điều mà nhà nước và ngành y tế Việt nam đang có nhiều cố gắng giải quyết.

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Tích Mịnh, Hà Huy Khôi, (1977), Vệ sinh dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, NXB Y học, Hà nội.

2. Hà Huy Khơi, (2002), Dinh dưỡng dự phịng các bệnh mạn tính. NXBYH, Hà nội. 3. Phạm Khuê, (1999), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. NXBYH, Hà

nội .

4. Viện Bảo vệ SK người cao tuổi (1993). Một số lý luận và thực tiễn về lão khoa xã

hội.

5. Barbara A Browman and R Russell, (2001), Edited Present knowledge in Nutrition. 8th edition, ILSI Press, Washington, DC.

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 111 - 113)