Bảo vệ nguồn sữa mẹ

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 93 - 94)

2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI.

2.2.3. Bảo vệ nguồn sữa mẹ

- Muốn có sữa mẹ cho con bú thì người mẹ ngay trong thời kỳ có thai cần được ăn

uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần

thoải mái, giúp người mẹ tăng cân tốt (10 - 12kg), đó là nguồn dự trữ mỡ để sản

xuất sau khi sinh.

- Khi nuôi con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải được ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Người mẹ nên ăn uống bồi dưỡng. Khẩu phần ăn cao

63

một ít rau đậu. Nên ăn thêm quả chín để có đủ sinh tố. Các món ăn cổ truyền của

dân tộc ta như cháo chân giò gạo nếp, ý nhĩ thường có tác dụng bài tiết sữa. Nên hạn chế thức ăn gia vị như ớt, hành, tỏi có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, nên hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ

độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa.

- Người mẹ cho con bú nên uống nhiều nước, nhất là cháo, nước ép quả, sữa... thường là sau khi cho con bú (mỗi ngày khoảng 1 lít rưỡi đến 2 lít).

- Vì sữa mẹ được tiết theo cơ chế phản xạ, cho nên tinh thần của người mẹ rất cần thiết được thoải mái, tự tin, tránh căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ

lao động và nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ ảnh hưởng lớn đến sự bài tiết sữa.

- Thường xuyên chăm sóc vú. Ngay từ khi có thai, người mẹ nên chú ý chăm sóc hai

đầu vú, nếu đầu vú tụt vào, hàng ngày phải xoa bóp và kéo hai đầu vú để trẻ dễ bú.

Khi bị nứt núm vú hoặc áp xe vú, phải thường xuyên vắt sữa hàng ngày bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Nếu núm vú bị nứt nhẹ, nên cho trẻ bú trực tiếp để kích thích bài tiết sữa. Khi bị áp xe vú, thường trong sữa có lẫn mủ vi khuẩn, khơng nên cho trẻ bú. Một trong những điểm quan trọng để bảo vệ và duy trì nguồn sữa là

người mẹ phải thường xuyên cho con bú để tuyến sữa rỗng, như vậy sẽ kích thích

bài tiết sữa tốt hơn.

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 93 - 94)