2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI.
2.2.2. Cách cho con bú
- Cho đến nay, sau khi sinh các bà mẹ chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường quen gọi là “xuống sữa”. Có nhiều nhà hộ sinh còn tách con khỏi mẹ, cho trẻ uống nước đường hoặc sữa bị. Như vậy là khơng đúng, càng làm cho sữa xuống chậm và càng dễ bị mất sữa. Tốt nhất, sau khi sinh trong vòng nửa giờ đầu người mẹ nên cho con bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên tiết ra prolactin và oxytoxin. Prolactin có tác dụng kích thích tế bào tuyến sữa tạo sữa và oxytoxin giúp làm cho các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú để dẫn sữa từ các nang sữa chảy vào ống dẫn sữa ra đầu vú và bài tiết sữa. Như vậy, bú
62
sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa sớm. Trẻ được bú sữa non sẽ phịng bệnh
được tốt. Động tác bú có tác dụng giúp co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ
sau đẻ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ cho con bú, cần cho trẻ nằm gần
mẹ suốt cả ngày.
- Số lần cho trẻ bú khơng cịn gị bó theo giờ giấc mà tùy thuộc vào yêu cầu của trẻ. Ban đêm vẫn có thể cho trẻ bú nếu trẻ khóc địi ăn. Mỗi ngày có thể bú từ 8 - 10
lần. ở những bà mẹ ít sữa, nên tăng số lần cho bú để kích thích bài tiết sữa tốt hơn. - Khi cho trẻ bú người mẹ nên ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi cho bú, để
toàn thân trẻ sát vào người mẹ; miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quang núm vú để động tác mút được tốt hơn. Thời gian cho bú tùy theo đứa trẻ. Cho trẻ bú đến khi trẻ no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu trẻ chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bị bệnh, ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ hoặc
trong trường hợp mẹ bị ốm nặng, bị mắc một số bệnh không cho trẻ bú được, cần phải vắt sữa cho trẻ ăn bằng cốc.
- Nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, khơng cai sữa cho trẻ trước 12 tháng. Khi cai sữa cho trẻ cần lưu ý:
+ Không nên cai sữa cho trẻ qúa sớm, khi chưa đủ thức ăn thay thế hoàn toàn cho những bữa bú mẹ.
+ Khơng nên cai sữa cho trẻ vào mùa hè nóng nực, trẻ kém ăn.
+ Không nên cai sữa cho trẻ đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần, làm cho trẻ
quấy khóc, biếng ăn.
+ Khơng nên cai sữa cho trẻ khi trẻ bị ốm, nhất là bị ỉa chảy vì thức ăn thay thế cho trẻ chưa thích nghi được càng bị rối loạn tiêu hoá, dễ gây hậu qủa suy
dinh dưỡng.
+ Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
cho trẻ, nhất là các chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau qủa.