Nguyên tắc chung

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 94 - 96)

2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI.

2.3.1. Nguyên tắc chung

Như trên đã trình bày, sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ sơ sinh. Từ sau khi

sinh đến 6 tháng, chỉ cần riêng sữa mẹ - loại

thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ trong giai đoạn này - đã đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Sau giai đoạn trên, người ta cho trẻ ăn

thêm “thức ăn bổ sung” bên cạnh việc nuôi

con bằng sữa mẹ. Quá trình cho trẻ ăn thêm

thức ăn cùng với sữa mẹ được gọi là “giai đoạn nuôi trẻ ăn bổ sung”. Để đáp ứng nhu

cầu dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, thức ăn bổ sung phải bảo đảm giàu chất dinh dưỡng, sạch và an toàn, trẻ cần được cho

ăn đủ số lượng. Thức ăn bổ sung phải qua giai đoạn chế biến.

64

Nguyên tắc chính

* Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng. Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh

dưỡng mà trẻ cần để phát triển khoẻ mạnh và chứa các kháng thể có khả năng chống nhiễm khuẩn như tiêu chảy và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

* Từ 4 đến 6 tháng tuổi chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn bổ sung khi: - Trẻ không tăng cân đều, mặc dù được nuôi bằng sữa mẹ - Sau khi bú mẹ vẫn thấy trẻ đói

* Nên cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 18-24 tháng hoặc có thể hơn nữa

* Khi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tức là cho trẻ bú đều

đặn khi trẻ đói. Cố giữ khoảng thời gian mỗi lần bú mẹ như trước đây.

* Thức ăn bổ sung cần phải:

- Có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng - Sạch và an toàn

- Dễ chế biến

- Trẻ từ 6-7 tháng tuổi: Nên cho ăn bổ sung 3 lần một ngày, khi trẻ 12 tháng tuổi

tăng lên 5 lần một ngày. Bắt đầu cho trẻ ăn từ một vài thìa thức ăn sau đó dần dần

tăng số lượng và đa dạng dần các loại thức ăn.

* Cho trẻ ăn bổ sung bằng thìa, xúc từ chén hoặc bát. Khơng nên cho trẻ bú bình.

* Nếu khơng có tủ lạnh để bảo quản thức ăn thì các thức ăn bổ sung phải được cho trẻ

ăn trong vòng 2 giờ sau khi chế biến.

* Trong và sau khi trẻ bị ốm, cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, nên cho ăn nhẹ như một số loại quả chín hoặc nước ép quả chín.

* Sau khi trẻ khỏi ốm, cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt trong mỗi bữa ăn.

Tiếp tục cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường cho đến khi trẻ bù lại được trọng lượng bị

giảm và phát triển bình thường trở lại.

* Theo dõi biểu đồ tăng cân của trẻ. Đây là một cách rất tốt để biết được xem trẻ có ăn

65

Cho ăn bổ sung có nghĩa là cho trẻ ăn thêm các

thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Những thức ăn thêm

này được gọi là thức ăn bổ sung. Trong thời gian

cho ăn bổ sung, trẻ dần dần sẽ quen với các thức ăn của gia đình. Cuối thời kỳ cho ăn bổ sung (thường

là khoảng 2 năm), thức ăn gia đình sẽ thay thế

hồn toàn sữa mẹ, mặc dù đứa trẻ vẫn có thể bú

mẹ.

Có 2 loại thức ăn bổ sung:

- Thức ăn bổ sung được chế biến theo quy trình riêng biệt

- Sử dụng thức ăn của gia đình và sau đó chế biến cho trẻ dễ ăn và cung cấp đủ các

chất dinh dưỡng

Thức ăn nghiền, nấu nhừ để trẻ dễ ăn.

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 94 - 96)