Qua nước tiểu

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 48)

Nước tiểu chiếm 97% lượng nước đào thải hàng ngày do máu được lọc qua thận với tốc độ 125 ml/phút tạo nên. Trước khi được thải ra khỏi cơ thể, nước còn

được tái hấp thu tại thận nhằm đảm bảo thể tích máu ổn định. Lượng nước tiểu đào

thải trung bình 1-2 lít/ngày, phụ thuộc vào lượng nước cung cấp qua đường ăn và uống.

Hàng ngày cần phải có một lượng tối thiểu nước tiểu khoảng 300-500ml,

được bài tiết cùng với các sản phẩm chuyển hoá của cơ thể. Khi lượng nước tiểu

thấp hơn lượng tối thiểu, những sản phẩm chuyển hóa có thể tích trữ lại trong máu và gây hại cho cơ thể. Thận của trẻ em chưa hoàn thiện các chức năng trong việc bài tiết các chất điện giải, vì vậy khi cung cấp một lượng thừa natri, protein, hoặc khi ăn khẩu phần chứa quá đặc họăc q lỗng các vi khống có thể gây nên quá tải cho

thận trẻ em.

3.3.2. Qua da

Mất nước qua da vào khoảng 350-700 ml/ngày, có thể đạt tới 2500 ml/giờ trong điều kiện nóng và ẩm. Nếu lượng nước này không đựơc bù lại đủ sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước. Vì tỷ lệ mất nước của trẻ qua da lớn hơn người lớn nên trong

điều kiện nóng bức và ẩm hoặc trẻ bị sốt cần phải bù đủ nước cho trẻ.

3.3.3. Qua phổi

Nước bị mất liên tục qua phổi trong quá trình thở, bình quân khoảng 300ml/ngày. Trong điều kiện khí hậu khơ khác thường, lượng nước mất qua phổi và da có thể nhiều hơn bài tiết qua đường nước tiểu.

3.3.4. Qua phân

Mỗi ngày có khoảng 8-10 lít nước được bài tiết vào đường tiêu hố qua dịch tiêu hố, 3,7 lít đựơc coi là lượng tối thiểu. Hầu hết các dịch này được tái hấp thu,

chỉ còn khoảng 200 ml được bài tiết qua phân hàng ngày. Lượng dịch bài tiết hàng ngày phụ thuộc vào lượng nước có trong thực phẩm. Nước bọt đựơc bài tiết nhiều nhất khi thức ăn khơ, ít nhất khi thức ăn chứa nhiều nước. Lượng dịch tiêu hố của dạ dày, tụy, ruột cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào lượng nước trong thực phẩm. Lượng mật bài tiết phụ thuộc vào lượng mỡ có trong thực phẩm.

Tiêu chảy cũng làm mất một lượng nước đáng chú ý qua đường phân, nôn

cũng làm mất nước của cơ thể. Tình trạng mất nước sẽ nguy hiểm nếu như không bồi phụ kịp thời natri và nước.

Một phần của tài liệu NHẬP MÔN DINH DƯỠNG HỌC (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)