Cơ chế lắng đọng của hệ Cu –Se Nghiên cứu EQCM kết hợp CV

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động học quá trình lắng đọng lớp hấp thụ của pin mặt trời màng CIGS trong phương pháp điện hóa luận án TS vật lý nhiệt (đào tạo thí điểm) (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu cơ chế tạo pha CuSex trong quá trình điện hóa bằng phương pháp

3.1.2.2. Cơ chế lắng đọng của hệ Cu –Se Nghiên cứu EQCM kết hợp CV

Các đường đặc trưng I - V và sự thay đổi khối lượng tại điện cực Au trong

dung dịch chứa CuCl2, H2SeO3 và axit sulfamic với nồng độ khác nhau được biểu diễn trong hình 3.6 và 3.7. Chúng ta có thể thấy rằng khi CuCl2 và H2SeO3 có mặt đồng thời trong dung dịch, các đường đặc trưng I - V thay đổi đáng kể so với khi chỉ có Cu, đặc biệt trong trường hợp nồng độ của axit sulfamic cao (hình 3.6).

Trong đường 1, hai đỉnh tương ứng với sự khử của Cu tạo thành hai sóng và một đỉnh mới xuất hiện ở điện thế -0,42 V. Đỉnh này liên quan đến quá trình khử trực tiếp Se theo phản ứng sau:

H2SeO3 + 4H+ + 4e- ↔ Se (s) +3H2O (3.7) M/z = 19,74 g/mol

Hình 3.6: Đường đặc trưng V-A của dung dịch chứa CuCl2, H2SeO3 và axit sulfamic với nồng độ khác nhau

Hình 3.7. Sự thay đổi khối lượng của cảm biến EQCM theo thế quét đối với dung

Khi axit sulfamic được cho thêm vào trong dung dịch (đường 2), rõ ràng rằng dòng khử tăng và dịch về phía điện thế dương. Trong một nghiên cứu khác, chúng tôi cũng đã quan sát thấy sự dịch chuyển dương của dòng khử trong hệ đơn nguyên Se khi cho thêm axit sulfamic [I] (trong danh mục các cơng trình khoa học

của tác giả). Hơn nữa, một đỉnh mạnh mới được quan sát thấy tại điện thế -0,85 V trong đường 2. Một sự chồng lên nhau giữa sự khử trực tiếp Se và khử Cu do sự dịch chuyển dương mạnh của quá trình trước cũng đã được quan sát thấy. Tiếp tục cho thêm axit sulfamic vào, dòng khử (đường 3) tiếp tục dịch theo hướng điện thế dương. Bên cạnh đó, một đỉnh mạnh xuất hiện ở điện thế -0,95 V. Trong nghiên cứu khác của chúng tôi được tiến hành trên đế Mo [I], chúng tôi đã quan sát thấy ảnh hưởng tương tự của axit sulfamic lên đặc trưng của các đường CV.

Hình 3.8. Đương lượng (M/z) theo thế quét đối với dung dịch chứa CuCl2, H2SeO3 và axit sulfamic với nồng độ khác nhau.

Để làm sáng tỏ các quá trình khử tương ứng với những quan sát này, chúng tôi sử dụng số liệu của phương pháp EQCM. Như đã thấy trên hình 3.7, khối lượng lắng

đọng trên sensor Au trong thời gian quét thế bắt đầu tăng khi quá trình quét bắt đầu. Trong trường hợp dung dịch khơng có axit sulfamic, q trình lắng đọng kết thúc ở điện thế -0,6 V. Khi có mặt axit sulfamic, sự lắng đọng trở nên mạnh hơn và kết thúc ở điện thế âm hơn. Đáng chú ý rằng, khi cho axit sulfamic có nồng độ cao hơn vào dung dịch điện phân, đồ thị Δm đạt cực đại và sau đó giảm, cho thấy rằng một quá trình mất khối lượng đã xảy ra. Cơ chế lắng đọng có thể được xác minh rõ ràng hơn bằng cách sử dụng số liệu khối lượng nguyên tử tương đương (Me) được biểu diễn trong hình 3.8.

Hình 3.9: Các đồ thị được đo đối với dung dịch CuCl2, H2SeO3 (không chứa axit sulfamic):(a) đường đặc trưng V-A, (b) sự thay đổi khối lượng của cảm biến EQCM

theo thế quét, (c) đương lượng (M/z) theo thế qt

Trong trường hợp khơng có axit sulfamic (hình 3.9), ở điện thế -0,2 V, Me có giá trị gần bằng 63 g/mol, tương ứng với q trình khử của Cu được mơ tả bởi phản ứng (3.6). Khi quá trình khử Se bắt đầu, giá trị Me giảm còn 35 g/mol và sau đó giảm nhẹ cho đến -0,6 V. Tại điện thế -0,6 V giá trị Me giảm đột ngột về 0, cho thấy

rằng ở điện thế âm hơn -0,6 V, khơng có chất lắng đọng được tạo thành. Điểm đặc trưng này của Me phù hợp với đường (b) trong hình 3.9, quá trình lắng đọng kết thúc ở điện thế -0,6 V. Ngoài ra, đặc điểm này của Me cũng phù hợp với đường CV (đường (a) trong hình 3.9), nhìn vào đường (a) ta thấy khơng có bất kỳ đỉnh khử nào ở điện thế âm hơn -0,42 V. Điều này có nghĩa là q trình lắng đọng khơng xảy ra ở khoảng điện thế đó. Liên quan đến giá trị Me ở dải điện thế từ -0,3 V đến -0,6 V, chúng tôi cho rằng giá trị này chỉ đơn giản là một giá trị trung gian giữa 63,55 g/mol của quá trình lắng đọng Cu tinh khiết và 19,74 g/mol của quá trình lắng đọng Se tinh khiết, giá trị này phụ thuộc vào tỉ lệ của CuCl2và H2SeO3. Nếu chúng tôi gọi tỉ lệ này là x, thì hợp thức lắng đọng sẽ là CuSex.

Hình 3.10: Các đồ thị được đo đối với dung dịch CuCl2, H2SeO3 và 20 mM axit sulfamic):(a) đường đặc trưng V-A, (b) sự thay đổi khối lượng của cảm biến EQCM

theo thế quét, (c) đương lượng (M/z) theo thế quét

Khi cho thêm 20 mM axit sulfamic vào dung dịch (hình 3.10), như đã thấy trên đường cong (c), khu vực chồng lên nhau của quá trình đồng lắng đọng mở rộng và trở thành một đoạn thẳng nằm ngang có giá trị giống như của đường (c) trong

hình 3.9, tức là, khoảng 35 g/mol. Đoạn thẳng nằm ngang này của Me cũng phù hợp

với khu vực chồng lên nhau giữa sự khử trực tiếp Se và khử Cu do sự dịch chuyển dương mạnh của quá trình trước đã được quan sát thấy trên đường CV (đường (a) của hình 3.10). Ở điện thế âm hơn, đường cong Me giảm còn khoảng 24 g/mol, giá trì này vẫn giữ cho đến điện thế -1,0 V và sau đó giảm đột ngột xuống 0. Giá trị này của Me là kết quả của một trong những phản ứng sau:

Cu(NH2SO3)+ + H2SeO3 + 4H+ + 6e¯ ↔ CuSe + 3H2O (3.8) M/z = 23.75 g/mol

2Cu(NH2SO3)+ + H2SeO3 + 4H+ + 8e¯ ↔ Cu2Se + 3H2O (3.9) M/z = 25.75 g/mol

3Cu(NH2SO3)+ + 2H2SeO3 + 8H+ + 14e¯ ↔ Cu3Se2 + 6H2O (3.19) M/z = 24.89 g/mol

Điều này có nghĩa rằng trong dải điện thế từ -0,7 V đến -1,0 V, sự hình thành hợp chất Cu-Se đã xảy ra.

Hình 3.11: Các đồ thị được đo đối với dung dịch CuCl2, H2SeO3 và 40 mM axit sulfamic):(a) đường đặc trưng V-A, (b) sự thay đổi khối lượng của cảm biến EQCM

Khi nồng độ axit sulfamic được cho vào tăng lên (hình 3.11), chúng ta có thể một lần nữa quan sát thấy một vùng chồng chéo lên nhau tương ứng với quá trình đồng lắng đọng của Cu và Se và một vùng mà trong đó xảy ra sự hình thành hợp chất Cu-Se. Bằng cách so sánh đường 3 với đường 2 trong hình 3.8, chúng ta có thể thấy hai điểm khác nhau đáng kể. Thứ nhất, quá trình hình thành hợp chất Cu-Se xảy ra trong đường 3 sớm hơn trong đường 2. Thứ hai, đường 3 kết thúc ở điện thế -0,8 V bởi vì từ điện thế này khơng thể xác định được giá trị của Me. Hiện tượng thứ hai này liên quan đến quá trình mất khối lượng và khá phù hợp với đường cong thay đổi khối lượng của cảm biến EQCM theo thế quét (đường (b) trong hình 3.11). Nhìn vào

đường (b) ta thấy giá trị Δm đạt cực đại ở điện thế -0,7 V và sau đó giảm mạnh. Marlot và cộng sự cũng đã quan sát thấy hiện tượng mất khối lượng tương tự khi họ nghiên cứu quá trình lắng đọng của Cu-Se bằng cách sử dụng EQCM với điện cực quay [50]. Họ cho rằng quá trình này là sự khử hợp chất CuSex được hình thành từ trước thành CuSe, Cu3Se2 hoặc Cu2Se. Chúng tôi đồng ý với lời giải thích của họ nhưng trong trường hợp của chúng tôi, chúng tôi cho rằng hiện tượng mất khối lượng là kết quả của quá trình khử hợp chất giàu Se thành hợp chất ít giàu Se hơn, ví dụ:

2CuSe + 2H+ + 2e ↔ Cu2Se + H2Se (3.11) Như vậy, trong dung dịch có nồng độ axit sulfamic cao, q trình hình thành hợp chất Cu-Se xảy ra sớm hơn và mạnh hơn. Điều này dẫn đến hiện tượng mất khối lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu động học quá trình lắng đọng lớp hấp thụ của pin mặt trời màng CIGS trong phương pháp điện hóa luận án TS vật lý nhiệt (đào tạo thí điểm) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)