Việc làm và đời sống của người lao động tại một số KCN trong nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC làm và đời SỐNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ võ bắc NINH file word (Trang 53 - 63)

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.2 Việc làm và đời sống của người lao động tại một số KCN trong nước

KCN trong nước

2.2.2.1 Việc làm và đời sống của người lao động tại khu cơng nghiệp Bắc Chu Lai - Quảng Nam

Trong những năm gần đây, tình hình lao động, điều kiện sống và làm việc của cơng nhân trong KCN Bắc Chu Lai cĩ những chuyển biến đáng kể, đội ngũ cơng nhân phát triển về số lượng và chất lượng. Một số cơng nhân được đào tạo cĩ trình

độ chuyên mơn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Số lao động đang làm việc tại các nhà máy trong KCN Bắc Chu Lai là trên 4.500 người, trong đĩ gần 10% cĩ trình độ Cao đẳng, đại học, cịn lại là lao động được đào tạo tại các trường nghề, các doanh nghiệp tự đào tạo và lao động phổ thơng.

Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong sản xuất, kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp trong KCN Bắc Chu Lai đều quan tâm đến vấn đề tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh việc tuyển dụng và đào tạo tại chỗ, một số doanh nghiệp đã tuyển chọn lao động cho đi đào tạo chuyên mơn, kỹ thuật ở trong nước và nước ngồi để làm lực lượng lao động nịng cốt cho Nhà máy. Phần lớn các doanh nghiệp trong KCN thực hiện tương đối tốt các quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, thời gian làm việc, an tồn vệ sinh lao động, chế độ bảo hiểm y tế, xã hội cho người lao động. Một số doanh nghiệp đã cĩ xe đưa đĩn cơng nhân đi làm việc, hỗ trợ kinh phí để cơng nhân thuê chỗ ở, chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao, giao lưu, gặp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, khám bệnh định kỳ cho cơng nhân,… nhằm mục tiêu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động yên tâm làm việc lâu dài. Lương bình quân của người lao động trong KCN Bắc Chu Lai từ 1,7 - 3 triệu đồng/người/tháng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì vấn đề lao động, điều kiện sống và làm việc của cơng nhân KCN vẫn cịn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nguồn nhân lực tại chỗ thiếu về số

lượng và yếu về chất lượng, trình độ học vấn của cơng nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN cịn thấp, chưa được đào tạo bài bản và cĩ hệ thống, chưa quen với tác phong làm việc cơng nghiệp, chưa cĩ hiểu biết một cách căn bản chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước về lĩnh vực lao động, nhất là quyền, nghĩa vụ và vai trị của người cơng nhân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN. đời sống cơng nhân của một số doanh nghiệp nhỏ cịn nhiều khĩ khăn, chưa cĩ chỗ ở ổn định. Sau năm 2011, khi một số nhà máy lớn trong KCN Bắc Chu Lai đi vào hoạt động thì nhu cầu về lao động, nhất là cơng nhân cĩ tay nghề kỹ thuật cao là rất lớn (từ 2.000 đến 3.000 người), nhưng hiện tại lực lượng lao động này tại địa phương là rất hiếm.

Bên cạnh những doanh nghiệp cĩ trách nhiệm cao với người lao động, vẫn cịn cĩ một số ít doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ đến đời sống người lao động, vi phạm những quy định của Nhà nước về tuyển dụng và hợp đồng lao động, chưa thực hiện tốt các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, độc hại cho người lao động. Một số đơn vị đã đi vào hoạt động sản xuất nhiều năm nhưng vẫn tìm cách né tránh việc thành lập tổ chức Cơng đồn, mặc dù đã được Cơng đồn các KCN, các ngành hữu quan vận động. Hiện nay, tại KCN Bắc Chu Lai mới cĩ 6/14 doanh nghiệp thành lập tổ chức cơng đồn.

Những tồn tại trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, khu vực quy hoạch xây dựng KCN nằm trên địa bàn cĩ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn, mặt bằng dân trí cịn thấp, nguồn nhân lực ở đây chủ yếu là lao động phổ thơng.

Thứ hai, một số doanh nghiệp cịn chạy theo lợi nhuận, chưa thực hiện các chính sách của Nhà nước về lao động, chưa quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cơng nhân.

Thứ ba, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động được quy định khá đầy đủ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, đối với các KCN, KKT thì việc quản lý nhà nước về lao động theo Nghị định 29/2008/Nđ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về KCN,KCX và KKT, Thơng tư số 13/2009/TT - BLđTB&XH ngày 06/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên thực tế cịn nhiều bất cập, phân cơng, phân cấp chưa rõ ràng và thiếu đồng bộ, nên việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chính sách về lao động cho người sử dụng lao động, cơng tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ và chính sách đối với người lao động cịn hạn chế và chưa kịp thời.

để khắc phục các hạn chế, tồn tại trên, cần quan tâm các giải pháp sau:

Một là, xem xét và phân cơng việc tham mưu quản lý nhà nước về lao động trong các KCN, KKT cho Ban Quản lý KCN, KKT tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan này thực hiện thống nhất các nhiệm vụ về quản lý lao động trong KCN, KKT.

Hai là, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, tháo gỡ kịp thời những khĩ khăn, vướng mắc để các doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh cĩ hiệu quả, thực hiện tốt các chế độ quy định đối với người lao động, cần tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát định kỳ việc giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của cơng nhân về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm y tế, xã hội, chỗ ở, các hoạt động về văn hố… nhằm ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cơng nhân.

Ba là, tăng cường cơng tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, định kỳ hằng năm các cơ quan hữu quan cần cĩ kế hoạch tổ chức phổ biến các chính sách về lao động cho cơng nhân. để làm được việc này, cần cĩ cơ chế pháp lý để doanh nghiệp dành thời gian và hỗ trợ lương cho cơng nhân trong thời gian học tập; tạo điều kiện để cơng nhân tiếp cận Nghị quyết 20- NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HđH đất nước, nhằm giúp cơng nhân nắm và hiểu biết một cách cĩ hệ thống các quy định của Nhà nước về lao động, nhận thức được vai trị, nâng cao giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị, giúp họ làm chủ bản thân, tham gia làm chủ nhà máy, xí nghiệp, xứng đáng là đội ngũ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn mới.

Bốn là, bên cạnh việc vận động thành lập tổ chức cơ sở đảng, cơng đồn và đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp trong KCN, cần tạo dựng cơ chế cho các tổ chức này hoạt động, phát huy hiệu quả trong việc tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và là chỗ dựa tinh thần của cơng nhân, tránh việc thành lập cho cĩ và hoạt động hình thức.

Năm là, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hố lực lượng lao động. đa dạng hố hình thức, loại hình đào tạo, thơng qua mối quan hệ phối hợp giữa các Trường đào tạo nghề với Ban Quản lý KKT và các doanh nghiệp trong KCN hướng đến việc đào tạo nghề theo nhu cầu, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho cơng nhân. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cĩ trên 42 cơ sở đào tạo nghề, trong đĩ cĩ 4 trường Cao đẳng và 3 trường Trung cấp nghề, lĩnh vực đào tạo chủ yếu là kế tốn, tin học, văn thư, lưu trữ, xây dựng, cầu đường, chưa cĩ cơ sở đào tạo cĩ quy mơ về các lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử... nên cần thành lập một trường đào tạo nghề chất lượng cao, cĩ tính chuyên nghiệp.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo điều kiện sống, làm việc của cơng nhân là vấn đề lớn và bức xúc. Hy vọng với những thay đổi một cách căn bản và đồng bộ đối với sự phân cơng, phân cấp cơng tác quản lý nhà nước về lao động trong KCN của Nhà nước; sự quan tâm của chính quyền các cấp cũng như người sử dụng lao động, chắc chắn đời sống, điều kiện làm việc, sinh hoạt của cơng nhân sẽ được cải thiện, gĩp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HđH đất nước.

2.2.2.2 Việc làm và đời sống của người lao động tại khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh

Hiện nay, tổng số lao động tại các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng khoảng hơn 4 nghìn người, trong đĩ lao động tại các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi là khoảng 300 người. đời sống của người lao động trong KKT những năm gần

đây được cải thiện đáng kể. Mức lương bình quân của người lao động năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/người/tháng, tăng 15% so với năm 2009. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã tiến hành xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể theo quy định. Việc chăm lo sức khỏe, đời sống văn hĩa tinh thần cho cơng nhân trong KKT cũng được các doanh nghiệp thực hiện khá tốt. Một số doanh nghiệp đã xây dựng được các sân bĩng đá, bĩng chuyền; ban lãnh đạo các doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với các đồn thể động viên cán bộ, cơng nhân tham gia các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, thể dục - thể thao,… đặc biệt, Dự thảo cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho cơng nhân và người lao động làm việc tại KKT Vũng Áng đang được triển khai, xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ. đây là tín hiệu đáng mừng cho cơng nhân và người lao động tại KKT Vũng Áng.

Nhìn chung, các cơ chế, chính sách liên quan đến vấn đề lao động trong các KCN, KKT được ban hành trong thời gian qua đã đi vào thực tiễn, phát huy khá tốt tác dụng, tạo sơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện. Nhờ đĩ, thời gian qua, các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng đã thu hút được một số lượng lao động lớn, gĩp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Với chức năng quản lý nhà nước được quy định tại Nghị định số 29/2008/Nđ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về KCN, KCX và KKT, Ban Quản lý KKT Vũng Áng đã thường xuyên theo dõi, đơn đốc các doanh nghiệp trong KKT thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Lao động; ban hành nhiều văn bản hướng

dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, cấp sổ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. định kỳ hàng năm, Ban Quản lý phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra cơng tác an tồn vệ sinh lao động, phịng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp. Hiện nay, Ban Quản lý được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền thực hiện cơng tác cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động cho người nước ngồi làm việc tại KKT.

đặc biệt, Ban Quản lý thường xuyên phối hợp với tổ chức cơng đồn và các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa tại doanh nghiệp trong KKT; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và lợi ích của người lao động.

Bên cạnh đĩ, Ban Quản lý cịn chủ động đẩy mạnh cơng tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng trường đào tạo nghề, bệnh viện, các cơ sở văn hĩa - xã hội phục vụ cơng nhân cũng như người dân trong KKT; thực hiện điều tra nhu cầu đào tạo nghề của người lao động bị thu hồi đất để thực hiện các dự án trong KKT, kết hợp với nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho lao động địa phương; phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ liên quan đến cơng tác quy hoạch và phát triển nhà ở, sớm hồn thiện việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động tại KKT Vũng Áng.

Một số khĩ khăn và nguyên nhân

Mặc dù trong thời gian qua, Ban Quản lý KKT cùng với tổ chức cơng đồn và doanh nghiệp đã cĩ nhiều cố gắng nhằm

cải thiện đời sống của người lao động trong KKT, nhưng nhìn chung, người lao động vẫn cịn nhiều khĩ khăn. Một số doanh nghiệp do tập trung vào kết quả sản xuất, kinh doanh nên chưa chú trọng đúng mức tới đời sống và nhu cầu văn hĩa - tinh thần của cơng nhân. Nhà ở cho người lao động trong KKT chưa được xây dựng, hệ thống hạ tầng xã hội (như các cơ sở y tế, giáo dục, văn hĩa - thể thao,…) phần lớn đều do tự phát xây dựng, chưa đáp ứng được nhu cầu của lao động trong KKT. Chất lượng và thu nhập của người lao động trong KKT cịn thấp, chưa phù hợp với điều kiện thực tế và chưa tương xứng với vai trị, tiềm năng phát triển của KKT Vũng Áng.

Những khĩ khăn, bất cập trên là do hạ tầng kinh tế - xã hội tại KKT Vũng Áng nĩi riêng và tỉnh Hà Tĩnh nĩi chung chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Việc đầu tư xây dựng nhà ở, bệnh viện, các cơ sở giáo dục - đào tạo địi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư khơng cao nên rất ít doanh nghiệp tham gia. Trong khi đĩ, một số cơ chế, chính sách cịn đang ở giai đoạn dự thảo nên chưa cĩ điều kiện pháp lý cần thiết để thực hiện.

Ngồi ra, các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động vẫn đang trong quá trình triển khai xây dựng; các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất hầu hết cĩ quy mơ nhỏ, sử dụng lao động theo mùa vụ nên thu nhập của cơng nhân cịn thấp và chưa ổn định. đa số cơng nhân trong KKT đều là lao động phổ thơng, chưa qua đào tạo nên năng suất lao động và tiền lương cịn thấp. Bên cạnh đĩ, trình độ nhận thức pháp luật cũng như kỷ luật lao động cịn hạn chế, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lao động cịn gặp nhiều khĩ khăn.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động

Hiện nay, hầu hết lao động trong KKT Vũng Áng là người địa phương. Tuy nhiên, trong những năm tới, khi các dự án lớn đi vào hoạt động thì số lượng lao động trong KKT Vũng Áng sẽ tăng mạnh. Dự báo đến năm 2015, KKT Vũng Áng sẽ cần khoảng trên 74 nghìn lao động. Theo đĩ, sẽ thu hút thêm một số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến, khiến cho nhu cầu về nhà ở và các dịch vụ thiết yếu khác sẽ trở nên bức thiết hơn.

để cĩ điều kiện chăm lo tốt hơn tới điều kiện lao động và đời sống vật chất, tinh thần của cơng nhân lao động, KKT Vũng Áng rất cần được tạo điều kiện ưu tiên bố trí vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, tăng khả năng thu hút đầu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC làm và đời SỐNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ võ bắc NINH file word (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w