Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC làm và đời SỐNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ võ bắc NINH file word (Trang 79 - 85)

PHẦN III đẶC đIỂM đỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Khu cơng nghiệp Quế võ là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh. Với diện tích khoảng 700 ha, khu cơng nghiệp Quế Võ đã gĩp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời giải quyết một lượng lớn cơng ăn việc làm cho người dân trong và ngồi tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề việc làm và đời sống người lao động lại chưa được quan tâm. Người lao động phải tự bươn trải với số tiền lương ít ỏi nên cuộc sống của họ cịn gặp nhiều khĩ khăn.

Bên cạnh đĩ, khu cơng nghiệp Quế Võ là một trong những nơi được quy hoạch xây dựng nhưng chưa cĩ quy hoạch chỗ ăn ở cũng như các trung tâm dịch vụ phục vụ đời sống người lao động khi tới đây làm việc.

Mặt khác sự phát triển của khu cơng nghiệp Quế Võ là một nguyên nhân gián tiếp gây ra một số xã hội như: an ninh xã hội, mơi trường…của các vùng phụ cận.

Khu cơng nghiệp Quế Võ được đầu tư bởi các nhĩm doanh nghiệp của các quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…

3.2.2 Thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là các loại tài liệu đã được tỉnh, huyện và các ngành hữu quan cơng bố (như các cuộc điều tra nhanh, điều tra nơng thơn, điều tra thu nhập của người lao động tại các khu cơng nghiệp…). Chúng tơi kế thừa các kết quả nghiên

cứu này đồng thời tiến hành tìm kiếm, thu thập các tài liệu, số liệu lưu trữ thuộc các phịng ban của tỉnh (niên gián thống kê của cục thống kê tỉnh, các văn kiện đại hội đảng cấp tỉnh, báo cáo định kỳ, văn bản kế hoạch, quy hoạch…) để thu thập số liệu về tình hình chung của Bắc Ninh như điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, giá trị sản xuất của các ngành.

Bên cạnh đĩ, các thơng tin thứ cấp về việc làm và đời sống của người lao động cịn được thu thập từ các báo cáo, đề án, dự án, chuyên đề của Ban Quản lý dự KCN cũng như Sở Lao động thương binh và xã hội.

Ngồi ra, các khái niệm, quan điểm về việc làm và đời sống người lao động được thu thập từ các sách báo, tạp chí cĩ liên quan.

3.2.2.2 Thu thấp số liệu sơ cấp

Nhằm đánh giá đúng tình hình việc làm và đời sống người lao động, chúng tơi tiến hành tìm hiểu thực tế thơng qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp để thu thập số liệu thơng qua bảng hỏi.

* đối tượng điều tra

- Là lao động làm việc trong khu cơng nghiệp Quế Võ (lao động trong và ngồi tỉnh). Trong đĩ:

+ 50 lao động làm việc trong các DN Việt Nam được lấy từ 3 DN của Việt Nam là May Hiệp Hưng, Bích Nước Rạng đơng và cơng ty Dược phẩm Ba đình

+ 50 lao động làm việc trong các DN Liên Doanh. Các Doanh nghiệp liên doanh được chọn là Cơng ty TNHH in bao bì

YUTO Việt Nam và Cơng ty liên doanh dược phẩm E’loge France – Việt Nam

+ 50 lao động làm việc trong các DN 100% vốn nước ngồi. Các Doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi được điều tra là Cơng ty Canon, cơng ty Long tech, Cơng ty Toyo ink

* Nội dung điều tra

+ Thơng tin chung của người lao động (giới tính, tuổi, thời gian làm việc tại khu cơng nghiệp, quê quán, đã làm việc tại bao nhiêu cơng ty tính đến hiện nay...).

+ điều kiện làm việc cũng như mơi trường làm việc của người lao động

+ Mức lương mà họ nhận được + Thời gian làm việc của họ + đời sống của lao động

+ Một số vần đề về nhà quản lý cũng như cơng đồn của các nhà máy

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mơ tả

Thống kê mơ tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mơ tả thơng qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối. Phương pháp thống kê mơ tả được dùng để mơ tả, đánh giá thực trạng việc làm và đời sống của người lao động tại khu cơng nghiệp Quế Võ. Việc đánh giá đĩ thơng qua số bình quân, số tối đa, số tối thiểu, các thơng số về thu nhập, điều kiện, mơi trường làm việc cũng như các vấn đề về nhà ở... của người lao động.

Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mơ, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế - xã hội, trong điều kiện thời gian và khơng gian cụ thể. Số tuyệt đối bao gồm các con số nĩi lên số đơn vị của tổng thể (số doanh nghiệp, số cơng nhân,...) hoặc tổng thể các trị số về biểu hiện của một tiêu thức nào đĩ. Số tuyệt đối cĩ 2 loại: số tuyệt đổi thời phản ánh quy mơ, khối lượng của hiện tượng trong một thời kỳ nhất định số và số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mơ, khối lượng của hiện tượng ở một thời điểm nhất định. Trong báo cáo này sử dụng cả 2 loại số tuyệt đồi.

Số tương đối (Relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng ở các thời gian hoặc khơng gian khác nhau; hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhưng cĩ quan hệ với nhau; hoặc so sánh từng bộ phận với tổng thể chung trong cùng một chỉ tiêu. Trong hai đại lượng đem ra so sánh của số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc. Căn cứ vào nội dung do số tương đối phản ánh, cĩ thể phân biệt: số tương đối động thái (so sánh 2 chỉ tiêu cùng loại giữa 2 thời gian khác nhau); số tương đối kế hoạch (so sánh một chỉ tiêu thực hiện với một chỉ tiêu kế hoạch); số tương đối kết cấu (so sánh một bộ phận với tổng thể gồm nhiều bộ phận); số tương đối cường độ (so sánh giữa 2 chỉ tiêu khác nhau nhưng cĩ liên quan); và số tương đối khơng gian (so sánh 2 chỉ tiêu cùng loại nhưng cĩ khơng gian khác nhau). Báo cáo sử dụng số tương đối so sánh và số tương đối kết câu.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng để so sánh các tiêu thức nghiên cứu giữa các lao động với nhau, giữa lao động của các nhà máy, so sánh các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm và đời sống của người lao động…

3.2.3.3 Phương pháp hạch tốn kinh tế

Nhằm tín tốn các chỉ tiêu kinh tế như tổng thu, các loại chi phí phục vụ đời sống của người lao động và khoản tiết kiểm hàng tháng khi làm việc tại khu cơng nghiệp.

3.2.3.4 Phương pháp phân tích thống kê

Phương pháp phân tích thống kê là phương pháp phân tích định tính bằng cách định lượng. Phương pháp này giúp chúng ta mã hĩa được các thơng tin về điều kiện làm việc và đời sống của người lao động ví dụ như: mơi trường làm việc của lao động như thế nào, cĩ được quan tâm đến an tồn lao động, chính sách của nhà máy, cơng ty đến đời sống của lao động...

3.2.3.5 Phương pháp phân tích câu chuyện

Câu chuyện là sự chia sẻ của đối tượng nghiên cứu với chúng ta. Nĩ giúp chúng ta so sánh ý tương, tư tưởng hay các quan điểm của đổi tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này các câu chuyện của người lao động được sử dụng để so sánh điều kiện làm việc và đời sống cũng như nguyên nhân tại sao người lao động lại chọn khu cơng nghiệp Quế Võ, những vấn đề họ

gặp phải trong làm việc cũng như đời sống hàng ngày tại địa phương.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Một số nét đặc trưng của lao động - Tình trạng hơn nhân

- Nơi xuất cư

- Cơ cấu tuổi theo giới tính

- Trình độ học vấn của người lao động

- Tình trạng việc làm và mức thu nhập của người lao động trước khi làm việc tại KCN Quế Võ

3.2.4.2 Tình hình việc làm của lao động tại khu cơng nghiệp Quế Võ

- Các cơng việc làm chủ yếu của người lao động - Giới tính và cơng ciệc đảm nhận

- Cơ cấu tuổi của người lao động với cơng việc đảm nhận - Tình trạng kí hợp đồng lao động

- độ dài thời gian làm việc

- Tính chất cơng việc họ đang làm

- Thu nhập bình quân hàng tháng và đánh giá mức thu nhập của người lao động

- Tiền tích luỹ của người lao động

3.2.4.3 đời sống của người lao động làm việc tại khu cơng nghiệp Quế Võ

- Hình thức nhà ở của lao động - điều kiện sống của người lao động

- Tác động của điều kiện sống tới súc khoẻ của người lao động

- Sự trợ giúp mà người lao động nhận được từ chính quyền địa phương

- Khĩ khăn mà người lao động gặp phải

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC làm và đời SỐNG của NGƯỜI LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ võ bắc NINH file word (Trang 79 - 85)