Làm giàu VSVSMT trong môi trường nước lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 70 - 73)

Methane Axetat, H2, CO

3.1.1. Làm giàu VSVSMT trong môi trường nước lợ

Các mẫu trầm tích biển thu được ở Cát Bà và Nha Trang được làm giàu trên môi trường khống kỵ khí trong mơi trường nước lợ (13,7 g NaCl/ L môi trường) qua 3 bước làm giàu, thời gian từ 5÷ 7 ngày cho mỗi bước làm giàu.

*Số liệu thu được trên 02 lần lặp lại thí nghiệm.

Hình 3.1. Khí tạo thành trong các mẫu làm giàu VSVSMT từ trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà

trong môi trường nước lợ bằng các cơ chất khác nhau. (A, D - methanol; B, E - acetate; C, F - rong biển Ulva sp.) A F C E B D A D

Kết quả cho thấy tổng lượng khí sinh ra trong các mẫu làm giàu tăng đều theo thời gian trong từng lần cấy truyền, không phân biệt loại cơ chất hay trầm tích sử dụng (Hình 3.1). Nha Trang và Cát Bà là hai vùng biển khác nhau về độ mặn, nước biển Nha Trang có nồng độ muối 25 g NaCl/L và nước biển Cát Bà có nồng độ muối 9 g NaCl/L (tại thời điểm lấy mẫu nghiên cứu), vì vậy thí nghiệm làm giàu từ trầm tích Nha Trang và Cát Bà trong điều kiện nước lợ (17 g NaCl/L) cho thấy làm giàu với trầm tích Nha Trang có tính ổn định hơn, lượng khí sinh ra tăng dần đều ở các lần cấy truyền sau (Hình 3.1A, B). Ngược lại ở thí nghiệm làm giàu từ trầm tích Cát Bà bằng cơ chất methanol và acetate, tổng lượng khí sinh ra ở lần cấy truyền thứ III (E3) giảm đáng kể so với trước đó (Hình 3.1D, E).

Trong khi đó, ở thí nghiệm làm giàu bằng cơ chất rong biển, tổng lượng khí sinh ra có xu hướng ổn định hơn qua những lần cấy truyền làm giàu từ cả hai mẫu trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà (Hình 3.1C, F). Tuy nhiên, có thể thấy rằng khi làm giàu VSVSMT từ các trầm tích bằng cơ chất là rong biển

Ulva.sp thì tổng lượng khí sinh ra chỉ ở mức ≤ 30 ml trong bình thí nghiệm

(Hình 3.1C, F), thấp hơn đáng kể so với khi sử dụng các cơ chất xác định như methanol hoặc acetate (>30 ml, thậm chí đạt ~ 50 ml ở lần cấy truyền III). Kết quả này có thể được lý giải như sau: methanol và acetate là những chất cho điện tử trực tiếp của VSVSMT, trong khi đó rong biển Ulva sp. là loại cơ chất chứa nhiều lignocellulose, cần phải được chuyển hóa qua nhiều bước (nhờ các nhóm vi sinh vật khác nhau) mới tạo thành các nguồn điện tử trực tiếp cho VSVSMT (quan trọng nhất là H2 và acetate). Nhiều nước trên thế giới (Úc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản) đã thử nghiệm nuôi loại rong này trên diện rộng để tạo nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp biogas (Chynoweth et al., 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)