Làm giàu VSVSMT trong môi trường nước mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 73 - 75)

Methane Axetat, H2, CO

3.1.2. Làm giàu VSVSMT trong môi trường nước mặn

*Số liệu thu được trên 02 lần lặp lại thí nghiệm.

Hình 3.2. Khí tạo thành trong các mẫu làm giàu VSVSMT từ trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà

trong môi trường nước mặn bằng các cơ chất khác nhau. (A, D - methanol; B, E - acetate; C, F - rong biển Ulva sp.)

A F F C E B D

Tương tự các bước làm giàu VSVSMT trong mơi trường nước lợ, các thí nghiệm làm giàu mẫu trầm tích Cát Bà và Nha Trang được thực hiện trong môi trường nước mặn (26,4 g NaCl/L môi trường).

Các mẫu làm giàu VSVSMT từ trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà bằng cả ba loại cơ chất đều sinh khí tốt, lượng khí sinh ra tăng đều theo thời gian (Hình 3.2). Tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt về xu hướng tạo khí trong các mẫu làm giàu với hai loại trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà. Ở các mẫu làm giàu với trầm tích từ Nha Trang thì tổng lượng khí sinh ra trong các lần cấy truyền sau giảm so với các lần cấy truyền trước (Hình 3.2 A, B, C), trong khi đó ở các mẫu làm giàu với trầm tích từ Cát Bà thì tổng lượng khí tăng sau lần cấy truyền đầu tiên, sau đó giữ tương đối ổn định qua các lần cấy truyền lần thứ II và III (Hình 3.2 D, E, F).

Các thí nghiệm làm giàu VSVSMT bằng nguồn cơ chất xác định như methanol, acetate và cơ chất không xác định thành phần như rong biển Ulva sp. từ trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà có thể nhận thấy VSVSMT có mặt trong mẫu trầm tích biển Nha Trang sinh trưởng tốt hơn trong môi trường nước lợ, trong khi đó VSVSMT từ trầm tích biển Cát Bà lại thích hợp hơn với mơi trường nước mặn. Kết quả thu được có thể phản ánh mức độ ảnh hưởng của nguồn nước ngọt từ đất liền tới khu vực ven biển Nha Trang lớn hơn so với tại đảo Cát Bà. Với nguồn cơ chất rong biển Ulva.sp, tổng thể tích khí đã tăng dần qua các lần cấy truyền và rất có thể VSVSMT từ trầm tích Nha Trang và Cát Bà đã được tích lũy tương đối tốt qua các bước làm giàu, trong đó ở điều kiện nước lợ tốt hơn ở nước mặn.

Nhận xét: VSVSMT đã được làm giàu thành công trong điều kiện nước lợ và

nước mặn bằng các nguồn cơ chất methanol, acetate và rong Ulva sp. sử dụng trầm tích biển Nha Trang và Cát Bà làm nguồn vi sinh vật ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)