Lựa chọn nguồn VSVSMT phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 98 - 100)

7 10 18a 20a 21 23a 23b 24 25a 25b

3.5.1. Lựa chọn nguồn VSVSMT phù hợp

Trong xử lý mơi trường nói chung, các tập đồn vi sinh vật thường có ưu thế hơn so với chủng thuần khiết khi đưa vào ứng dụng thực tế do có tính thích nghi và cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên chủng thuần khiết lại có ưu điểm dễ kiểm sốt và ni cấy hơn trong phịng thí nghiệm để tạo nguồn tế bào ổn định cho mục đích ứng dụng. Theo kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, mẫu làm giàu NTLRE3 từ trầm tích biển Nha Trang bằng cơ chất rong biển

Ulva sp. có thành phần lồi VSVSMT đa dạng (được xác định thuộc các chi Methanogenium, Methanoplanus, Methanosarcina, Methanosaeta theo kết

quả phân tích thư viện gen mcrA) và chủng Methanosarcina sp. M37 là hai

ứng viên có tiềm năng cao cho mục đích ứng dụng. Hai nguồn VSVSMT này sẽ được nghiên cứu so sánh về khả năng sinh methane nhằm xác định nguồn VSVSMT thích hợp cho phân hủy kỵ khí ở điều kiện nước lợ và nước mặn.

Thí nghiệm tiến hành với cùng nguồn cơ chất là hỗn hợp acetate, methanol và trimethylamine trong môi trường nước lợ (nồng độ NaCl 17g/L) với cùng một thể tích ni có bổ sung nguồn VSVSMT 10% mỗi loại (chủng M37 và mẫu làm giàu NTLRE3) và xác định hàm lượng methane sinh ra trong bình ni theo thời gian (Hình 3.13).

Có thể thấy rằng tập hợp VSVSMT trong mẫu làm giàu NTLRE3 và chủng M37 đều có hoạt tính sinh methane cao, trong đó mẫu làm giàu NTLRE3 với thành phần đa dạng của nhiều loài VSVSMT thể hiện khả năng này ở mức  25% cao hơn so với chủng M37, sự khác biệt này có thể quan sát được sau 1 tuần ni (Hình 3.13).

Hình 3.13. Khả năng sinh methane của chủng M37 so với mẫu làm giàu NTLRE3

tại cùng một điều kiện nuôi cấy

Mặc dù vậy, cả hai nguồn VSVSMT gồm mẫu làm giàu NTLRE3 và chủng M37 đều có thể có khả năng hỗ trợ quá trình phân hủy kỵ khí, phụ thuộc vào nguồn cơ chất ban đầu. Với các loại chất hữu cơ phức tạp (như rong biển, thức ăn dư thừa trong các đầm nuôi thủy sản chứa các cao phân tử thuộc nhóm hydratcacbon và protein) thì nguồn VSVSMT có mức đa dạng

Thời gian (ngày)

T lệ CH 4 si nh ra (%)

cao trong mẫu làm giàu NTLRE3 sẽ là thích hợp. Tuy nhiên đối với các nguồn chất thải chứa nhiều chất hữu cơ đã phân hủy kỵ khí một phần (ví dụ như nước thải sau biogas của trang trại nuôi heo, bùn đầm tơm cuối vụ) thì nguồn VSVSMT đơn giản có hoạt tính cao như chủng M37 sẽ có tác dụng hỗ trợ cao. Do vậy trong các thí nghiệm vận hành mơ hình phân hủy kỵ khí sinh methane ở các bước tiếp theo cả hai nguồn VSVSMT này được sử dụng làm nguồn vi sinh ban đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu vi sinh vật sinh methane ứng dụng cho sản xuất biogas trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn 001 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)