Kế hoạch phát triển TMĐT trong giai đoạn năm 2011-2015 được CụcTMĐT và CNTT đặt ra với mục tiêu lớn hơn và tầm nhìn xa hơn dựa trên kết quả và kinh nghiệm của giai đoạn trước .Cụ thể như sau :
-Với khối cơ quan nhà nước, trước năm 2013 các dịch vụ công đạt mức độ 3 sẽ gồm : 80% dịch vụ công như thủ tục hải quan điện tử,thuế, đăng ký kinh doanh-đầu tư và xuất nhập khaair (trong đó 40% xuất khẩu đạt mức 4 vào năm 2015), 50% dịch vụ công sản xuất kinh doanh (trong đó 20% đạt mức độ 4% năm 2015).
-Cả nước hiện có 77 cơ sở đào tạo TMĐT chính quy, 2 trường đại học chính quy thành lập khoa TMĐT và 14 trường chính quy có môn TMĐT. Đối với doanh nghiệp lớn, nâng tỷ lệ sử dụng thu điện tử lên 100%, 80% có website , 70% mua bán trên website TMĐT , 20% ứng dụng TMĐT trong quản trị doanh nghiệp…. Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ , tỷ lệ sử dụng thư điện tử phải đạt 100%, giao dịch trên website TMĐT 30%...
Với người dùng vào năm 2015 sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người dùng tham gia B2C . Cụ thể là 70% siêu thị và trung tâm thương mại áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt, 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Mặt khác 30% các cơ sở kinh doanh vận tải, văn hóa, thể thao ,du lịch, phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dùng.Với kế hoạch định hướng cụ thể như trên , đến hết tháng 3/2011 trong số 63 tỉnh thành trên cả nước,34 tỉnh thành đã phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT 2011- 2015 , 17 địa phương đã xây dựng kế hoạch chờ phê duyệt và 12 địa phương đang trong quá trình xây dựng.
Nhưng lợi ích mà thanh toán trực tuyến mang lại cũng là xu hướng tất yếu. Vì vậy cùng với thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích.Điều này quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh kế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài .Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế Việt Nam ,thanh toán trực tuyến lại không dễ thực hiện và phát sinh rất nhiều khó khăn cần giải quyết.Thói quen “ xem tận mắt, sờ tận tay” để kiểm nghiệm độ tin cậy và sở thích dùng tiền mặt trong thành toán cùng các giới hạn về hành lang pháp lý về công nghệ,sự hỗ trợ của các ngân hàng….đã
khiến thanh toán trực tuyến khó xâm nhập vào đời sống và luôn là khái niệm trở nên xa lạ với nhiều người.
Hiện nay hầu hết các ngân hàng đã triển khai mô hình cổng thanh toán trực tuyến. Những cơ cấu cần thiết của TMĐT đó là cho phép truy cập vào các dịch vụ tài chính từ các trang web thương mại, các website bán hàng theo hình thức B2B hoặc B2C cung cấp khả năng thanh toán trực tuyến cho người thanh toán , các doanh nghiệp TMĐT yêu cầu thanh toán trực tuyến và năng lực thanh toán rồi cung cấp khả năng thanh toán qua nhiều kênh… Chức năng của các nhà cung cấp là phải cho người thanh toán nhiều phương thức thanh toán khác nhau.Thanh toán trực tuyến là yếu tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy TMĐT tại Việt Nam phát triển và góp phần vào việc thực thi chính sách giảm chi trả tiền mặt , gia tăng tính năng TMĐT nhằm quần chúng hóa dịch vụ.
TTTT gồm nhiều hình thức như: thanh toán qua thẻ, Internet, điện thoại di động (ĐTDĐ), tại các POS (Points of Sale – điểm bán lẻ)... Trong đó, thanh toán trên ĐTDĐ là hình thức khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Đây cũng là xu hướng đang hình thành tại Việt Nam. Trong khi ở các nước phát triển, người dân đã quen với thẻ tín dụng thì ở Việt Nam, rất ít người dân có thẻ tín dụng (phân biệt với thẻ ATM). Trong khi đó, số lượng người sử dụng ĐTDĐ ở Việt Nam rất cao (hơn 40 triệu thuê bao, chiếm 45% dân số). Thêm vào đó, ĐTDĐ ngày càng có nhiều tính năng. Đây là lý do để nhiều nhà cung cấp DV thanh toán trực tuyến nhắm đến thị trường này.
Ngoài các lý do về thói quen tiêu dùng và tiềm năng của thị trường TT qua ĐTDĐ ở Việt Nam thì xu hướng phát triển TMĐT trên thế giới hiện nay cũng đang chuyển từ e-
commerce (TMĐT) sang m-commerce (thương mại trên ĐTDĐ). Nhiều nhà cung cấp DV viễn thông trong nước cũng đang chạy đua để phát triển ĐTDĐ thành phương tiện TT mới. Ông Tống Việt Trung, phó tổng giám đốc Viettel cho biết: DV TT di động được dự báo sẽ trở thành phương thức TT chính trong tương lai. Và ông Trung lý giải: Điều này do tính phổ cập của DV; tính di động và khả năng kết nối ở mọi lúc mọi nơi; khả năng kết nối dễ dàng và dễ kiểm chứng với các hệ thống ngân hàng với các hệ thống thanh toán khác. Ngoài ra, giải pháp TT qua di động có tính khả thi cao do chi phí cho việc triển khai thấp và tính bảo mật cao khi ứng dụng nhiều công nghệ mới như USSD, ….
Trong thời gian tới đây, theo dự báo TMĐT sẽ ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển không ngừng của TTĐT để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, an toàn trên các website TMĐT. Các quy trình thanh toán trên website cũng sẽ hoàn thiện hơn , các cổng thanh toán, ví điện tử đã ra đời nhiều nhưng chỉ đến khi thói quen mua hàng của người dùng thay đổi các công cụ đó mới phát huy hết tác dụng của mình.