Kết quả nghiên cứu từ mô hình HOLSAT đối với nhóm “ch

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố tại quận 1, TPHCM (Trang 53 - 59)

II. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ TẠI QUẬN 1.TPHCM

3. Đánh giá sự hài lòng của du khách quốc tế về chất lượng dịch ẩm thực

3.3.1. Kết quả nghiên cứu từ mô hình HOLSAT đối với nhóm “ch

ngân sách nguồn ngân sách đi du lịch của họ .

• Nhóm du khách “chi ngân sách thấp ”: chi cho ẩm thực dưới 30% trong tổng ngân sách nguồn ngân sách đi du lịch của họ .

3.3.1. Kết quả nghiên cứu từ mô hình HOLSAT đối với nhóm “chi ngân sách cao ” sách cao ”

Các thuộc tính tích cực

Sự hài lòng của du khách quốc tế nhóm Chi ngân sách du lịch cho ẩm thực caovề các thuộc tính tích cực được biểu diễn trên ma trận ở hình 11. Kết quả kiểm định t được thể hiện trong bảng B5 cho thấy 6 trong tổng số 15 thuộc tính tích cực có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các thuộc tính này là C4.3 (Attractive colors.), C4.5 ( Fast service ), C4.8 ( Diversity of street restaurants/ shuttles), C4.9 ( Richness in vegetables), C4.13 (Enjoying food with exciting street sightseeing), C4.14 ( Enthusiastic and friendly people).

Các thuộc tính còn lại là C4.1, C4.2, C4.4, C4.6, C4.7, C4.10, C4.11, C4.12, C4.15 không đạt được mức ý nghĩa thống kê (Sigt > 0,05).

Hình II.7. Ma trận tích cực nhóm chi ngân sách cho ẩm thực cao

Trong các thuộc tính này thì nhóm “chi ngân sách cao ” có mức độ hài lòng cao đối với các đặc điểm của ẩm thực đường phố là “Enjoying food with exciting street sightseeing” và “ Enthusiastic and friendly people ”với giá trị chênh lệch giữa cảm nhận và kỳ vọng của cả hai thuộc tính lên đến (0,48) và (0.39) .

Sự hài lòng này cho thấy cảm nhận thực tế vượt xa kỳ vọng ban đầu. Đối với nhóm khách này họ đã thực sự hài lòng về quan cảnh xung quanh, không khí nhộn nhịp vừa có thể thưởng thức món ăn vừa ngắm nhìn đường phố, sự nhiệt tình và thân thiện của người bán cũng làm cho nhóm khách quốc tế “ chi ngân sách cao “ rất hài lòng.

Cảm nhận

Các thuộc tính tiêu cực

Kết quả kiểm định t được thể hiện trong bảng B5 cho thấy 2 trong tổng số 6 thuộc tính tiêu cực có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các thuộc tính này là C4.17 ( Bad English communication), C4.19 (Situation of bothering the tourists) .Các thuộc tính còn lại C4.16,C4.18, C4.20 , C4.21 không đạt được mức ý nghĩa thống kê (Sigt > 0,05).

Hình II.8. Ma trận tiêu cực nhóm chi ngân sách cho ẩm thực cao.

Kết quả từ bảng B5 cho thấy du khách quốc tế có ngân sách cho ẩm thực cao không hài lòng với các thuộc tính tiêu cực ẩm thực đường phố tại quận 1, TPHCM. Trong đó, nhóm du khách này không hài lòng nhất là vấn đề “Bad English

Cảm nhận

communication” với giá trị chênh lệch giữa cảm nhận và kỳ vọng là (0,44) và sau đó là “ Situation of bothering the tourists” với giá trị chênh lệch ( 0,29) .

Đây là những vấn đề còn tồn tại và rất cấp bách không chỉ riêng dịch vụ ẩm thực đường phố mà nó còn liên quan đến cả ngành du lịch Thành phố, nếu như không xử lý tốt các vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng thì việc nhóm du khách quốc tế chi ngân sách cao cho ẩm thực nói riêng và du khách quốc tế nói chung quay lại và hài lòng với chất lượng ẩm thực đường phố cũng như dịch vụ du lịch Thành phố HCM là một điều xa vời. Các thuộc tính này đều nằm trên vùng “Mất” và cách xa “Đường vẽ”. Sự không hài lòng này cho thấy cảm nhận thực tế không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của du khách.( Hình II.8)

3.3.2 Kết quả nghiên cứu từ mô hình HOLSAT đối với nhóm “Chi ngân sách thấp”

Tương tự như nhóm “Chi ngân sách cao ”, kết quả phân tích từ mô hình HOLSAT đối với nhóm “ Chi ngân sách thấp” được thể hiện trong bảng 7

Các thuộc tính tích cực

Các thuộc tính tích cực được biểu diễn trên ma trận ở hình II.9. Kết quả kiểm định t được thể hiện trong bảng B6 cho thấy 4 trong tổng số 15 thuộc tính tích cực có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%. Các thuộc tính này là C4.3(Attractive colors.), C4.5( Fast service ), C4.6(Comfortable), C4.8 ( Diversity of street restaurants/ shuttles). Các thuộc tính tích cực này đều đạt được sự hài lòng , thuộc tính “ Fast service” đã có được sự hài lòng cao nhất từ nhóm khách “ chi ngân sách cao” với giá trị chênh lệch giữa cảm nhận và kì vọng lên đến ( 0.69).

C4.12, C4.13, C4.14, C4.15 không đạt được mức ý nghĩa thống kê (Sigt > 0,05).

Hình II.9. Ma trận tích cực nhóm chi ngân sách thấp.

Với nhóm du khách này, việc phục vụ nhanh, chỗ ngồ thoải mái, nhiều hàng quán hay màu sắc hấp dẫn của các món ăn đã mang lại cho họ sự hài lòng vì thế đây là các yếu tố mà ẩm thực đường phố tại quận nhất, TPHCM cần phát huy tốt hơn nữa để mang lại sự hài lòng cao hơn cho du khách quốc tế. Các thuộc tính này được biểu diễn trên vùng “Được” và cách xa “Đường vẽ” trong ma trận hình II.9.

Các thuộc tính tiêu cực

Kết quả kiểm định t được thể hiện trong bảng B6 cho thấy 2 trong tổng số 6 thuộc tính tiêu cực có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa

Cảm nhận

thống kê 5%. Các thuộc tính này là C4.17 ( Bad English communication), C4.19 (Situation of bothering the tourists) với giá trị chênh lệch giữa cảm nhận và kỳ vọng lần lượt là ( 0.41) và ( 0.5) .Các thuộc tính này đều không mang lại sự hài lòng cho nhóm “ chi ngân sách thấp” Chúng đều nằm trên vùng “Mất” và cách xa “Đường vẽ” trên ma trận hình II.10. Sự không hài lòng này cho thấy cảm nhận thực tế không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của nhóm “ chi ngân sách thấp ”.Bốn thuộc tính C4.16, C4.18, C4.20, C4.21 không có sự khác biệt giữa cảm nhận và kỳ vọng với mức ý nghĩa thống kê 5%.

Hình II.10 Ma trận tiêu cực nhóm chi ngân sách thấp.

Cảm nhận

Một phần của tài liệu Khảo sát sự hài lòng của khách du lịch quốc tế đối với ẩm thực đường phố tại quận 1, TPHCM (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w